-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
“Những người khốn khổ” (Les Misérables) là tiểu thuyết của đại văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản vào năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ XIX và từ lâu đã được nhiều người mến mộ. Tác phẩm đã được dịch ra 21 thứ tiếng khác nhau, trong đó có cả tiếng Việt và đã được nhiều thế hệ độc giả Việt Nam đón nhận.
Vở nhạc kịch "Những người khốn khổ" có sự tham gia của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế. Ảnh: Quỳnh Nga |
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc sở Văn hóa Thể Thao Hải Phòng cho biết: “Chúng tôi nhận thấy giờ đây nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng thành phố. Thế nên, ngoài các loại hình sân khấu vẫn được công diễn và đã được khán giả đón nhận, chúng tôi tiếp tục đưa loại hình sân khấu nhạc kịch đến với khán giả và nhân dân Hải Phòng. Vở ca kịch "Những người khốn khổ" của đại văn hào Victor Hugo là vở diễn đầu tiên”.
Vở nhạc kịch được thực hiện dưới sự chỉ đạo nội dung của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố; chỉ đạo thực hiện Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng; đơn vị thực hiện Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật Hải Phòng; chịu trách nhiệm nội dung Giám đốc Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật thành phố Đinh Thị Bích Liên. Ekip sáng tạo gồm: Chỉ đạo nghệ thuật Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam Phan Mạnh Đức, Tổng Đạo diễn Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn NSƯT Trần Ly Ly, Đạo diễn Nguyễn Triều Dương, Âm nhạc Đồng Quang Vinh, Cố vấn âm nhạc NSƯT Lê Tuấn Anh, Cố vấn Opera Nguyễn Huy Đức,…
Vở nhạc kịch "Những người khốn khổ" thu hút đông đảo khán giả trong và ngoài nước. |
Thực hiện kế hoạch “Sáng đèn nhà hát thành phố” của Sở Văn hoá và Thể thao, tối ngày 18 – 19/11, vở nhạc kịch “Những người khốn khổ” thuộc Đề án Sân khấu truyền hình do Sở Văn hoá và Thể thao chỉ đạo Trung tâm Tổ chức và biểu diễn nghệ thuật thành phố thực hiện. Chương trình thu hút đông đảo công chúng thành phố cùng du khách trong và ngoài nước. Thành công của vở nhạc kịch đã khẳng định bước đi mới của Sở Văn hóa và Thể thao khi đưa tới công chúng yêu nghệ thuật và khán giả Hải Phòng đến với nghệ thuật Hàn lâm của thế giới.
Một cảnh trong nhạc kịch. |
Còn bà Đinh Thị Bích Liên, Giám đốc trung tâm tổ chức biểu diễn nghệ thuật Hải Phòng thì phấn khởi sau đêm diễn đầu tiên (tối 18/11): “Tác phẩm kinh điển, "Những người khốn khổ" được dàn dựng hoàn toàn bằng tiếng Anh với phụ đề tiếng Việt qua màn hình. Vở nhạc kịch công diễn ra mắt khán giả đầy lôi cuốn, đặc sắc, hoành tráng với sự tham gia của hơn 150 nghệ sĩ Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, các thành viên Dàn Hợp xướng Quốc tế Hanoi Voices cùng nghệ sỹ diễn viên các Đoàn nghệ thuật Hải Phòng, kết hợp với dàn nhạc giao hưởng trình diễn trực tiếp. Buổi công diễn thật cảm xúc, đã đón rất nhiều khán giả nước ngoài, các khán giả từ Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, với những tràng vỗ tay liên tiếp".
Tác phẩm được dàn dựng hoàn toàn bằng tiếng Anh và có phụ đề tiếng Việt. |
Với lối kiến trúc Châu Âu cổ điển của Nhà hát lớn Hải Phòng, trong không gian tối giản về hình khối, kết hợp cùng nghệ thuật thị giác, bằng âm nhạc, cùng ekip sáng tạo; qua hàng loạt nhân vật và bối cảnh điển hình, vở diễn khắc họa những số phận của nhiều tầng lớp trong xã hội, các nhân vật ấy bước lên sân khấu kể câu chuyện bằng âm nhạc đầy nhân văn về tình người, sự đoàn kết và niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng.
“Tôi đã đọc “Những người khốn khổ” của đại văn hào Victor Hugo nhưng để xem nhạc kịch thì đây là lần đầu tiên. Một tác phẩm kinh điển của thế giới được tái hiện trong nhạc kịch có lẽ là điều tuyệt vời, câu chuyện trong tác phẩm được kể lại hoàn chỉnh hơn thông qua âm nhạc, lời thoại, diễn xuất. Đúng là nghệ thuật thì không có biên giới khi cả nghệ sĩ trong nước và ngoài nước đứng chung cùng một sân khấu và được công diễn ngay tại chính quê hương mình, tôi thực sự ấn tượng ”, chị Nguyễn Thị Thơm, một khán giả của thành phố Hải Phòng chia sẻ.
Một cảnh trong nhạc kịch "Những người khốn khổ". |
Trong buổi công diễn đầu tiên vào tối 18/11, vở nhạc kịch "Những người khốn khổ" đã để lại nhiều ấn tượng tới công chúng, du khách trong nước và nước ngoài.
-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam
-
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025