-
Khánh Hòa liên tục bùng nổ du lịch nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện -
Du lịch Lào Cai ưu đãi tất cả các dịch vụ ưu đãi đến 50% -
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch -
Quảng Ninh khẳng định vị trí trung tâm du lịch quốc tế -
Bình Định tiên phong đề xuất thí điểm taxi bay phục vụ hoạt động du lịch -
Doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển bền vững
Theo đó, Ban chỉ đạo Quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng gồm 19 thành viên, do ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội làm Trưởng ban.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo có 5 Phó Trưởng ban khác, gồm: Giám đốc Vườn quốc gia Cát Bà làm Phó Trưởng ban Thường trực; Chủ tịch UBND huyện Cát Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Du lịch và Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Hải Phòng. Các uỷ viên còn lại gồm đại diện các Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Ngoại vụ, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an Thành phố, Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP. Hải Phòng.
Ban chỉ đạo Quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà thuộc TP. Hải Phòng có chức năng chỉ đạo quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản (thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hải Phòng). Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là giúp UBND Thành phố điều phối hoạt động giữa các sở ngành, đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới. Đồng thời, giúp UBND Thành phố chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới, đề xuất xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan tới quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới.
Ban chỉ đạo cũng có nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới; phối hợp Ban Quản lý vịnh Hạ Long thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới hiệu quả, đúng quy định. Ban chỉ đạo sẽ kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các sở ngành, đơn vị, địa phương và các tổ chức cá nhân liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới, tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
Theo bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng, việc Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đã đặt ra nhiệm vụ quan trọng trong việc hợp tác giữa TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh về bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Hai tỉnh, thành phố cùng nhau gắn kết mạnh mẽ hơn, kết hợp quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới một cách hiệu quả. Đồng thời bảo đảm tính bảo tồn và không làm hại cảnh quan tự nhiên. Điều quan trọng hơn là thực hiện đầy đủ và chính xác các điều khoản của Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Ngoài việc giao Vườn quốc gia Cát Bà là đơn vi trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới thì thực sự cần thiết phải có một Ban Chỉ đạo gồm đại diện các cơ quan có liên quan để chỉ đạo, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà (thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hải Phòng) theo quy định.
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới tại Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO vào tháng 9/2023, trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam.
Lễ đón bằng công nhận Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) - Quần đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên thế giới tại Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng vào tháng 5/2024 vừa qua |
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà nằm trên hai địa phương Quảng Ninh và Hải Phòng. Tổng diện tích khu vực đề cử di sản thế giới là 65.650 ha với 1.133 hòn đảo, được bao quanh bởi vùng đệm 34.140 ha, bao gồm 2 khu vực chính. Đó là Vịnh Hạ Long thuộc TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có diện tích khu vực di sản thế giới là 43.400 ha với 775 hòn đảo và Quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng có diện tích khu vực di sản thế giới 22.250 ha với 358 hòn đảo.
Theo UNESCO, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được xem là bảo tàng địa chất, chứa đựng những di sản với giá trị nổi bật toàn cầu, nơi chứng kiến những thay đổi đặc trưng trong lịch sử phát triển của trái đất.
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là một mẫu hình tuyệt vời về karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Giá trị nổi bật của khu di sản này là dạng địa hình đá vôi karst bị biển làm ngập chìm với vô số tháp đá vôi hùng vĩ và những nét đặc trưng của quá trình xói mòn ven bờ như các mái vòm, hang động, tạo nên cảnh quan thiên nhiên hết sức kỳ thú.
Đến nay, TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã nhiều lần làm việc, thống nhất thành lập tổ công tác chung liên quan tới việc quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản, cũng như phối hợp thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới. Tuy nhiên, đến nay, Di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh này vẫn chưa có Ban quản lý chung.
Ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng phụ trách lĩnh vực văn hoá xã hội – Trưởng Ban chỉ đạo Quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng) cho biết, phương án chung thì Ban quản lý có Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và hai địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng. Trong lúc chưa thành lập được Ban quản lý chung, trước mắt 2 địa phương tự quản lý. Sau này, xây dựng một Ban quản lý chung thì đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm Trưởng ban; TP. Hải Phòng hay tỉnh Quảng Ninh làm Phó ban hay là luân phiên thì các địa phương sẽ làm việc với nhau, với sự tham gia của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
"Việc thành lập Ban Chỉ đạo có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo thành phố đối với việc chỉ đạo, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà. Đối với Sở Văn hóa và Thể thao, cơ quan được giao nhiệm vụ là Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo, Sở sẽ thực hiện các nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo giao, tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ và các quy định có liên quan", bà Trần Thị Hoàng Mai nhấn mạnh.
Tới đây, từ ngày 15/11, chính thức khởi hành tuyến tàu cao tốc Tuần Châu Express kết nối Di sản thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam.
Theo Công ty Cổ phần đầu tư Havaco - đơn vị vận hành, chuyến tàu khởi hành lúc 7h30’ hàng ngày từ Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, TP. Hạ Long, đến vịnh Đồng Hồ thuộc trung tâm thị trấn Cát Bà, TP Hải Phòng, lúc 8h30. Sau đó, tàu tiếp tục đưa khách đến cảng Đồng Bài và quay lại vịnh Đồng Hồ. Chuyến trở về Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long xuất phát lúc 15h00' cùng ngày.
Tàu cao tốc Tuần Châu Express chạy tuyến Hạ Long - Cát Bà, kết nối Di sản thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam hoạt động từ ngày 15/11 tới đây |
Người dân và du khách chỉ mất khoảng một tiếng để đi từ Hạ Long đến trung tâm thị trấn Cát Bà với mức giá 250.000 đồng/người/lượt.
Đây là tuyến vận chuyển hành khách đường biển bằng tàu cao tốc hiện đại đầu tiên được khai thác, kết nối vùng di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà.
Tuyến này sử dụng tàu cao tốc hai thân có thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, sức chứa 300 khách với nhiều tiện ích giải trí. Tàu có tốc độ tối đa 28 hải lý một giờ, tính ổn định cao, chống ồn, chống say sóng, có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu, gió cấp 7.
Tuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà sẽ giúp người dân và du khách có thêm trải nghiệm thú vị, giảm lưu lượng, áp lực cho các tuyến phà vốn rất đông đúc vào cuối tuần. Đồng thời, tăng cường kết nối quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà sau khi được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam.
-
Du lịch Việt với hành trình giảm “dấu chân” carbon -
[Ảnh] Thưởng lãm "Mật ước 2024" của họa sĩ Lê Phương -
Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp hoá, tiến tới hình thành Làng nghề du lịch cộng đồng -
Du lịch Lào Cai ưu đãi tất cả các dịch vụ ưu đãi đến 50% -
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch -
Hơn 100 hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 -
Quảng Ninh khẳng định vị trí trung tâm du lịch quốc tế
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý
- InterGreat Education Group được vinh danh tại Giải thưởng SME100 châu Á 2024
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024