-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Hội nghị có sự tham dự của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu; đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương cùng gần 100 đại biểu kiều bào Việt Nam đến từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ và đông đảo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam.
Các đại biểu dự Hội nghị |
Hội nghị ngày hôm nay là sự tiếp nối loạt sự kiện, hội nghị, hội thảo, diễn đàn kết nối mà Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức trong những năm vừa qua, nhằm gia tăng sự gắn kết giữa kiều bào với trong nước; tạo khuôn khổ, cơ chế bền vững nhằm khuyến khích kiều bào tham gia phát triển đất nước trên các lĩnh vực phù hợp với nguồn lực của cộng đồng.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao sáng kiến của Bộ Ngoại giao và UBND TP. Hải Phòng trong việc tổ chức Hội nghị, đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực, quyết tâm vượt bậc để thực hiện thành công những mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Phó thủ tướng cho rằng chủ đề của Hội nghị: “Kết nối kiều bào với địa phương, doanh nghiệp” và các nội dung thảo luận về đầu tư xanh, phát triển nguồn nhân lực, chuỗi cung ứng phù hợp với các ưu tiên hiện nay của Chính phủ. Đây cũng là những lĩnh vực mà kiều bào ta có kinh nghiệm và hiểu biết quốc tế, có thể tư vấn cho các cơ quan chức năng, có dự án hợp tác cụ thể với các địa phương, doanh nghiệp trong nước.
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao sáng kiến của Bộ Ngoại giao và UBND TP. Hải Phòng trong việc tổ chức Hội nghị phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp |
Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan chức năng trong nước ghi nhận, tiếp thu những ý kiến đóng góp tâm huyết của kiều bào với tinh thần cầu thị và mục đích cao nhất là phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc.
Tại lễ khai mạc, bà Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhấn mạnh, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không ngừng lớn mạnh, thực sự trở thành một nguồn lực quý, giàu tiềm năng, có thể đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển đất nước phồn vinh, giàu mạnh. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng, đánh giá cao đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Hàng loạt chủ trương, chính sách được Đảng và Nhà nước thông qua, với tinh thần xuyên suốt “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Đảng, Nhà nước luôn chăm lo, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào ổn định cuộc sống ở sở tại và đóng góp cho quê hương, đất nước.
“Hội nghị góp phần gia tăng sự gắn kết giữa kiều bào với người dân trong nước, tạo khuôn khổ, cơ chế bền vững nhằm khuyến khích kiều bào tham gia phát triển đất nước trên các lĩnh vực phù hợp với nguồn lực của cộng đồng”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định. |
Từ 2,7 triệu người năm 2003, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có khoảng 6 triệu người, với tốc độ tăng trưởng nhanh, khoảng 5%/năm. Kiều bào hiện đang sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, trên 80% ở các nước phát triển.
Theo ước tính, số lượng người có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 10-12%, tương đương khoảng 600 nghìn người. Nhiều nhà khoa học có tên tuổi trong các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao như công nghệ thông tin, chế tạo máy, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ, vật liệu mới, công nghệ nano, năng lượng.
Bên cạnh đó, lực lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc khoảng 130.000-150.000 người mỗi năm, đóng góp về tài chính và trở thành nguồn nhân lực cho đất nước khi trở về với kỹ năng nghề, kinh nghiệm sau thời gian được rèn luyện ở môi trường nước ngoài.
Quang cảnh hội nghị Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp |
Các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài chính là lực lượng tích cực nhất trong việc đưa hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường nhiều nước ở châu Âu, Mỹ, Australia... hình thành mạng lưới phân phối với nhiều trung tâm thương mại, tổ chức hoặc hội doanh nghiệp theo ngành nghề, đặc biệt những mặt hàng thế mạnh như may mặc, da giày, nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ.
Theo thống kê đến cuối năm 2022, kiều bào từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư 385 dự án FDI tại 42/63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 1,72 tỷ USD, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho lao động ở địa phương và tăng nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nước. Lượng kiều hối gửi về nước tính từ năm 1993 (năm đầu tiên thống kê kiều hối) đến năm 2022 đạt trên 190 tỷ USD, gần bằng nguồn vốn FDI đã giải ngân trong cùng kỳ.
Kiều bào ở các nước ngày càng hội nhập sâu vào xã hội sở tại, có vị thế vững chắc hơn, tham gia vào hệ thống chính trị ở các cấp độ khác nhau như nghị sĩ Liên bang, Tiểu bang, Hội đồng thành phố. Số người Việt Nam/gốc Việt tham gia, giữ vị trí quan trọng tại các tổ chức quốc tế cũng có xu hướng tăng lên. Đây là tiền đề quan trọng, góp phần tăng cường lòng tin, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với nhân dân, chính giới, lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Bà con kiều bào ngày càng phát huy vai trò cầu nối văn hóa, ẩm thực, ngôn ngữ, quảng bá hình ảnh đất nước, xúc tiến du lịch Việt Nam; có đóng góp quan trọng trong kết nối, tăng cường quan hệ đối ngoại, giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
Tại hội nghị, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định: Với gần 50.000 người gốc Hải Phòng đang định cư ở 56 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cộng đồng người Hải Phòng ở nước ngoài từ lâu luôn là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của thành phố, góp phần tạo dựng cầu nối mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa thành phố với các địa phương, đối tác quốc tế.
Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng phát biểu tại hội nghị |
Những năm qua, Hải Phòng đã dành nhiều quan tâm đến công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và người Hải Phòng ở nước ngoài nói riêng tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển thành phố.
Thành phố luôn chào đón những người con trở về mang theo tình cảm, hoài bão, khát vọng, ý tưởng và nguồn lực để đóng góp với thành phố trên các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực trọng tâm như đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ; chuyển đổi số, công nghệ vật liệu mới để thành phố có một nền kinh tế xanh, tuần hoàn, trở thành thành phố quốc tế trong tương lai không xa. Thành phố cũng mong muốn mỗi một doanh nhân, trí thức kiều bào như một “sứ giả” quảng bá đến bạn bè quốc tế về môi trường đầu tư năng động của thành phố, về mảnh đất, văn hóa, con người Hải Phòng nồng hậu và mến khách.
Chụp ảnh lưu niệm cùng các kiều bào tại Hội nghị |
Trong khuôn khổ hội nghị, ba phiên thảo luận chuyên đề về “Đầu tư xanh”, “Phát triển nguồn nhân lực” và “Phát triển chuỗi cung ứng” cũng đã diễn ra với sự tham dự của đông đảo kiều bào.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025