
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do
-
Động lực giải ngân đại dự án
-
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025
-
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng
Đô thị Hải Phòng được quy hoạch văn minh, hiện đại (Ảnh: Phan Tuấn) |
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo không gian phát triển bền vững
Hải Phòng, với vị trí địa lý đắc địa, nằm ở cửa ngõ ra biển và là điểm giao thoa giữa các tuyến kinh tế trọng điểm, đang được định hướng phát triển thành trung tâm logistics, cảng biển quốc tế, trung tâm công nghiệp công nghệ cao và đổi mới sáng tạo của khu vực. Quy hoạch toàn diện giúp xác định các khu vực ưu tiên đầu tư, từ hạ tầng giao thông đa phương thức, cảng biển hiện đại, cho đến các khu đô thị sinh thái và trung tâm dịch vụ, đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa kinh tế, xã hội và môi trường.
Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả các tiềm năng đó, vẫn cần có một tầm nhìn quy hoạch dài hạn, đồng bộ, hiện đại và mang tính đột phá. Việc triển khai Quy hoạch TP. Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bước đi chiến lược, giúp định hình không gian phát triển theo hướng đa trung tâm, hiện đại, hài hòa giữa công nghiệp - đô thị - dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao làm trục xuyên suốt.
Các khu đô thị mới như Bắc sông Cấm, các khu công nghiệp tại An Dương, Thủy Nguyên, cùng hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại như cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái đã góp phần mở rộng không gian đô thị, kết nối vùng và tăng tính cạnh tranh của Thành phố trong thu hút đầu tư.
Đáng chú ý, Hải Phòng định hướng phát triển không gian theo mô hình đa trung tâm, gắn kết giữa khu vực nội đô với các vùng ngoại thành, mở rộng không gian đô thị về phía Bắc (Thủy Nguyên), phía Đông (Cát Hải - Đình Vũ), phía Nam (Kiến Thụy, Đồ Sơn), tạo điều kiện thuận lợi cho phân bố dân cư hợp lý và phát triển dịch vụ - công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường. Việc chú trọng phát triển đô thị xanh, giao thông bền vững, cùng với ứng dụng công nghệ vào quản lý quy hoạch đã giúp nâng cao chất lượng sống cho người dân và hướng đến mục tiêu trở thành thành phố thông minh trong tương lai.
Quy hoạch không chỉ tạo ra không gian vật lý, mà còn là khung chiến lược giúp Hải Phòng tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển các ngành mũi nhọn như logistics, cảng biển, du lịch, công nghiệp công nghệ cao. Sự đồng bộ giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch ngành đã góp phần định hướng rõ cho các nhà đầu tư, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng bền vững.
Theo định hướng quy hoạch, Hải Phòng sẽ phát triển thành thành phố cảng biển quốc tế, trung tâm logistics, công nghiệp công nghệ cao và đổi mới sáng tạo của vùng Bắc bộ. Quy hoạch xác định rõ các hành lang phát triển kinh tế, không gian đô thị sinh thái và các khu chức năng liên kết chặt chẽ với hệ thống giao thông đa phương thức như đường bộ, đường sắt, hàng hải và hàng không. Đây là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng sống cho người dân.
Không chỉ là bản vẽ tổng thể cho tương lai, quy hoạch còn giúp Hải Phòng giải quyết nhiều vấn đề tồn tại như đô thị hóa thiếu kiểm soát, ô nhiễm môi trường, phát triển không đồng đều giữa các khu vực. Việc xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp xanh, nông nghiệp thông minh và hệ thống hạ tầng đồng bộ sẽ tạo ra bước chuyển về chất lượng phát triển, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững.
Trong quá trình hiện thực hóa Quy hoạch Phát triển công nghiệp công nghệ cao, Hải Phòng đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều tập đoàn đa quốc gia. Thành phố chủ động thu hút đầu tư vào các lĩnh vực then chốt như điện tử, tự động hóa, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành công nghiệp nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đáng chú ý, nhiều “ông lớn” trong ngành công nghệ như LG, Pegatron, SK, Foxconn... đã chọn Hải Phòng làm cứ điểm chiến lược tại Việt Nam. Các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ hiện đại không chỉ mang lại nguồn vốn đầu tư dồi dào, mà còn góp phần chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ và đổi mới sáng tạo.
Việc các tập đoàn công nghệ lớn “đổ bộ” vào Hải Phòng là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của công tác quy hoạch, tầm nhìn chiến lược và môi trường đầu tư thuận lợi. Đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở ra cơ hội để Thành phố từng bước tham gia sâu hơn chuỗi giá trị toàn cầu trong các lĩnh vực công nghệ cao và kinh tế số.
Khoảng 10 năm trở về đây, Hải Phòng đã có nhiều đổi thay, bứt phá với hệ thống cảng biển mở rộng, các khu đô thị xanh, hiện đại mọc lên, y tế cơ sở dần được đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục được quan tâm đặc biệt.
Điều đó được thể hiện qua các con số. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 đạt 11,01%, đứng thứ 3 cả nước, là năm thứ 10 liên tiếp duy trì tăng trưởng ở mức hai con số. Quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, đặt dấu mốc là năm đầu tiên Thành phố bước vào nhóm 5 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kỷ lục hơn 4,9 tỷ USD (đứng thứ 2 cả nước).
Các chỉ số môi trường đầu tư, kinh doanh của Hải Phòng luôn ổn định, ở top đầu các tỉnh, thành phố. Hải Phòng đứng đầu Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 với kết quả đạt 96,17%, cao hơn 4,30% và tăng 1 bậc xếp hạng so với năm 2023. Đây là lần thứ hai Hải Phòng dẫn đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (lần gần nhất là năm 2021).
Về kết quả Chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS) đạt trung bình 83,94%, tăng 1,28% so với năm 2023. SIPAS của Hải Phòng đạt 90,59%, tăng 1,69% và lần đầu tiên xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng đo lường sự hài lòng.
Mới đây, tại lễ công bố Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024, Hải Phòng đã lần đầu tiên giành ngôi quán quân với 74,84 điểm, ghi nhận 7/10 lĩnh vực có sự cải thiện so với năm 2023, bao gồm gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động của chính quyền và thiết chế pháp lý, an ninh trật tự. Đây là những minh chứng thuyết phục cho những thành công của Hải Phòng trong tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư.
Cơ hội để Hải Phòng bứt phá và tầm nhìn tương lai
Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch TP. Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu đến năm 2030, Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc bộ và cả nước; trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch biển; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ.
Ông Lê Anh Quân, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng cho biết, để hoàn thành tốt các định hướng, mục tiêu của quy hoạch, Hải Phòng đưa ra 9 nhóm giải pháp cụ thể nhằm huy động nguồn lực và triển khai thực hiện, giám sát việc thực hiện quy hoạch; trong đó chú trọng các giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư; giải pháp phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường, cơ chế, chính sách liên kết phát triển...
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch TP. Hải Phòng, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: “Quy hoạch TP. Hải Phòng được xây dựng với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn dựa trên tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh, đặt trong mối tương quan, liên kết với các tỉnh ven biển Bắc bộ, khu vực Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh phía Bắc và kết nối quốc tế; cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 45-NQ/TW, thể hiện khát vọng của nhân dân Hải Phòng về một thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới”.
Theo các chuyên gia quy hoạch đô thị và phát triển vùng, việc Hải Phòng đẩy mạnh công tác quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển không gian đa trung tâm là bước đi chiến lược mang tính đột phá.
PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, Hải Phòng đang ở một giai đoạn rất quan trọng - nơi mà quy hoạch không chỉ là kỹ thuật tổ chức không gian, mà còn là tầm nhìn chiến lược phát triển. Việc mở rộng đô thị, phát triển công nghiệp công nghệ cao, logistics, đô thị sinh thái, nếu được triển khai đồng bộ, sẽ tạo ra động lực lớn giúp Hải Phòng bứt phá và vươn lên tầm khu vực.
Tầm nhìn quy hoạch đến năm 2030, xa hơn đến năm 2050 đã chỉ ra những mục tiêu cụ thể, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hội nhập kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho nền kinh tế đa ngành, cải thiện đời sống người dân. Chính nhờ sự đồng bộ giữa các chính sách đầu tư, phát triển hạ tầng và cải cách quản lý, Hải Phòng đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế quốc gia.

-
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án -
Tập đoàn Trung Nam hợp tác cùng Power China sản xuất trụ, cánh điện gió tại Ninh Thuận -
Kỳ vọng chính sách “khoán 10” trong đầu tư đường sắt -
Gia Lai chuẩn bị hàng chục mỏ khoáng sản để phục vụ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Quảng Trị: Tăng cường vận động, xem xét tính đến cưỡng chế mặt bằng dự án Đường Hùng Vương nối dài
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới