Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Hai tháng đầu năm, hàng nông sản xuất siêu 1,37 triệu USD
Hạnh Nguyên - 02/03/2021 07:26
 
Theo Bộ NN&PTNT, 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông sản ước đạt 6,17 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020; xuất siêu khoảng 1,37 triệu USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Bộ NNPTNT cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 2 đạt 2,78 tỷ USD, tăng 3,0% so với tháng 2/2020. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 1,35 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước; chăn nuôi ước đạt 26 triệu USD, tăng 26,9%; thủy sản ước đạt khoảng 400 triệu USD, giảm 21,4%; lâm sản chính đạt trên 1,17 triệu USD, tăng 40,7%.

Lũy kế 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6,17 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt khoảng 3,14 tỷ USD, tăng 19,0%; nhóm chăn nuôi đạt 52 triệu USD, tăng 13,8%; thủy sản đạt trên 1,0 tỷ USD, tăng 0,7% và nhóm lâm sản chính đạt trên 2,6 tỷ USD, tăng 50,1%.

Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn có với cùng kỳ, như: cao su, chè, hạt điều, rau quả, các sản phẩm lâm sản.

Cụ thể: giá trị xuất khẩu cao su đạt khoảng 516 triệu USD (tăng 9,9%); chè đạt 29 triệu USD (tăng 11,1%); hạt điều đạt 442 triệu USD (tăng 21,5%), rau quả khoảng 610 triệu USD (tăng 14,6%); quế đạt 32 triệu USD (tăng 18,1%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 2,44 tỷ USD (tăng 51,0%); mây, tre, cói thảm đạt 128 triệu USD (tăng 43,0%).

Những mặt hàng giảm gồm: cà phê đạt 474 triệu USD (giảm 15,6%), gạo đạt khoảng 352 triệu USD (giảm 18,3%), hạt tiêu ước đạt 93 triệu USD (giảm 0,9%); tôm đạt 443 triệu USD (giảm 5,7%), cá tra đạt 221 triệu USD (giảm 14,9%).

Về thị trường xuất khẩu, 2 tháng đầu năm, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,04 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 33,05% thị phần.

Tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 1,88 triệu USD, tăng 57,9% so với cùng kỳ và chiếm 30,53% thị phần.

Xuất khẩu sang các nước ASEAN đạt 606 triệu USD, tăng 25,2%, chiếm 9,82%.

Xuất khẩu sang EU đạt 594 triệu USD, giảm 3,1%, chiếm 9,62%.

Xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 573 triệu USD, tăng 15,5% và chiếm gần 9,28% thị phần; thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch khoảng 410 triệu USD, tăng 18,0% và chiếm 6,64% thị phần.

Về nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản 2 tháng đầu năm ước khoảng 4,81 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, giá trị NK các mặt hàng nông lâm thủy sản chính ước đạt 4,37 tỷ USD, tăng 29,6%.

Hầu hết các sản phẩm đều có giá trị nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm ngoái, như: thuốc trừ sâu và nguyên liệu (tăng 20,4%), thức ăn gia súc (tăng 26,2%), nông sản chính tăng 63,4% (đặc biệt cao su tăng gấp 2,5 lần); gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 34,8%), thủy sản (tăng 10,6%), chăn nuôi (tăng 1,4%).

Bộ NNPTNT cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ theo dõi, tổng hợp tiến độ thực hiện đầu tư các dự án lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản; chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Chế biến, bảo quản nông sản toàn quốc.

Tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19; tổ chức triển khai kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Cuộc vân động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Tổ chức Hội thảo phổ biến các vấn đề liên quan về các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong các FTAs phù hợp với diễn biến dịch Covid phức tạp; triển khai các hoạt động tăng cường xuất khẩu thanh long, chanh leo từ Việt Nam tới các thị trường quốc tế.

Tiếp tục tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên WTO, phối hợp với các đơn vị liên quan trong mạng lưới phản hồi các góp ý đối với dự thảo biện pháp SPS mới của Việt Nam đã thông báo với WTO. Xây dựng Đề án Nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết về SPS trong Hiệp định SPS của WTO và các Hiệp định Thương mại tự do.

Phát triển đa dạng phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững
Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư