
-
Thu ngân sách nhà nước nửa đầu năm 2025 đạt mức tăng trưởng vượt trội
-
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil
-
Nửa đầu năm 2025, tăng trưởng của TP.HCM mới đạt 6,56%
-
Nghệ An làm việc với Tập đoàn SK (Hàn Quốc) thu hút đầu tư
-
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan -
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
![]() |
Hàn Quốc sẽ nộp đơn xin gia nhập Hiệp định CPTPP |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc, Hong Nam-ki cho biết, Chính phủ nước này sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận với nhiều bên để chuẩn bị xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Ông Hong Nam-ki cũng cho biết, Hàn Quốc cần phải định vị là một quốc gia thương mại mở, đồng thời xem xét chiến lược để mở rộng thương mại và đầu tư.
Vào tháng 10/2021, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yeo Han-koo cho biết chính phủ đang "xem xét nghiêm túc và tích cực" khả năng xin gia nhập khối, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của nước này. Nếu trở thành thành viên CPTPP, Hàn Quốc, với quy mô GDP hàng năm khoảng 1.640 tỷ USD sẽ là nền kinh tế lớn thứ ba của khối, sau Nhật Bản và Canada.
CPTPP ngày càng được nhiều nền kinh tế quan tâm khi mà gián đoạn chuỗi cung ứng đang làm tăng tầm quan trọng của các mối quan hệ thương mại chặt chẽ. Cả Trung Quốc và Đài Loan đều đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP hồi tháng 9. Điều này đặt các thành viên của khối vào tình thế phải loay hoay tính toán lợi ích hoặc rủi ro khi chấp nhận đơn của một hoặc cả hai nền kinh tế.
Trước đó, Anh cũng đã nộp đơn xin gia nhập vào tháng 2/2021, ngoài ra, Thái Lan cũng hoàn tất báo cáo nghiên cứu gia nhập hiệp định này.
CPTPP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Hiệp định được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago, Chile và và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
CPTPP là thị trường 500 triệu dân, nắm giữ 13% GDP toàn cầu và 15% giao dịch thương mại của thế giới. Việc CPTPP đã đi vào thực thi trong 3 năm qua, không chỉ thúc đẩy thương mại, giúp các nền kinh tế hội tụ trong một mô hình kinh tế gắn kết để tạo ra một môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, mà còn xóa bỏ các rào cản phi thuế quan và tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài.
Theo nghiên cứu chính sách công bố năm 2019 bởi Viện Kinh tế quốc tế Peterson, Hàn Quốc sẽ có thêm 86 tỷ USD mỗi năm nếu gia nhập CPTPP.
Quyết tâm gia nhập CPTPP của Hàn Quốc phù hợp với một xu hướng chung hiện nay là dịch chuyển về phái các thoả thuận tự do thương mại đa phương.
Hàn Quốc hiện cũng đang trong quá trình phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) – một thoả thuận tự do mậu dịch khu vực khác do Trung Quốc khởi xướng và có sự tham gia của 15 nước châu Á.

-
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan -
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil -
Sẽ có học bổng và tín dụng ưu đãi sau tốt nghiệp cho nhân lực công nghệ cao -
Tháng 10/2025 sẽ trình Quốc hội Dự án Luật Thương mại điện tử -
Tháo gỡ vướng mắc các dự án để tạo đột phá tăng trưởng cho tỉnh Gia Lai -
Đề xuất thay đổi thời gian công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội -
Bộ Công an nói gì về vụ sữa giả HIUP và thực phẩm Ofood?
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower