-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Hoạt động sản xuất tại Công ty Samsung Vina. |
Khẩu vị đầu tư mới dần định hình
Đúng 1 tháng trước đây, SK Group đã công bố quyết định chi 340 triệu USD để mua cổ phần của The CrownX, nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại MasanConsumer Holdings và VinCommerce (nay đổi tên thành WinCommerce). Sau thỏa thuận này, tỷ lệ sở hữu của SK tại The CrownX là 4,9%.
Trước đó, hồi tháng tháng 4/2021, SK Group đã mua 16,26% cổ phần của VinCommerce tại Masan với tổng giá trị tiền mặt là 410 triệu USD.
Các thương vụ của SK Group đã góp phần làm “nóng” dòng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, mà cụ thể trong trường hợp này là thông qua các hoạt động mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Kể từ năm ngoái, hoạt động đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, đặc biệt là qua hình thức M&A, có dấu hiệu trầm lắng hơn do dịch bệnh.
Nhưng chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam, với chủ đề “Cơ hội trong thị trường bùng nổ”, đại diện của KPMG cho biết, bất chấp các tác động của dịch bệnh Covid-19, các nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn xem Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất nhờ triển vọng và tăng trưởng kinh tế vững chắc.
Theo vị này, các lĩnh vực thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư Hàn Quốc bao gồm thương mại điện tử, công nghệ tài chính và hậu cần. “Các doanh nghiệp Hàn Quốc có chuyên môn cao trong các lĩnh vực này, đặc biệt là công nghệ tài chính. Họ tin là có thể đóng góp cho các đối tác trong chuỗi giá trị và thị trường nói chung”, KPMG cho biết.
Trên thực tế, sau làn sóng các nhà đầu tư Hàn Quốc, như Samsung, LG, Hyosung… đổ một ngân khoản lớn để xây dựng các cứ điểm sản xuất tại Việt Nam, những năm gần đây, vốn đầu tư của Hàn Quốc có xu hướng dịch chuyển sang cả các lĩnh vực phi sản xuất, đặc biệt là tài chính - ngân hàng, bán lẻ. Các khoản đầu tư thông qua hoạt động M&A cũng tăng tốc. “Khẩu vị” đầu tư mới của Hàn Quốc đã dần được định hình, cho dù ở thời điểm này, vẫn có tới 73,5% tổng vốn đầu tư của đối tác này vào Việt Nam là trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Luồng vốn mới, khẩu vị mới đã góp phần quan trọng giúp Hàn Quốc giữ vững vị thế nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký tính đến hết tháng 11/2021 trên 74 tỷ USD.
Ngay cả trong 11 tháng qua, dù vốn đầu tư của Singapore gấp tới 1,74 vốn đầu tư của Hàn Quốc (7,6 tỷ USD và 4,35 tỷ USD), song trong đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đầu tư của đối tác này vào Việt Nam vẫn rất tích cực.
Trông chờ sự bùng nổ trở lại và các khoản đầu tư “chiến lược”
Vốn đầu tư từ Hàn Quốc vẫn đang vào Việt Nam. Một bằng chứng rất rõ ràng là, Samsung vẫn đang tích cực triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội), với vốn đầu tư trên 220 triệu USD. Theo kế hoạch, dự án này sẽ hoàn thành vào cuối năm sau, góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành một trung tâm R&D lớn của Samsung trên toàn cầu.
Thông tin vừa được ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam báo cáo lên Phó thủ tướng Lê Minh Khái, tính đến nay, Samsung đã đầu tư vào Việt Nam 17,74 tỷ USD, toàn bộ các cam kết đầu tư của Samsung đã được giải ngân hết.
Trong khi đó, kể từ đầu năm tới nay, chỉ riêng LG Display đã hai lần tăng vốn đầu tư, với tổng vốn tăng thêm lên tới 2,15 tỷ USD. Đây là khoản vốn rất có ý nghĩa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng tới dòng đầu tư toàn cầu.
Hay gần nhất, có thể nhắc đến kế hoạch đầu tư 1,6 tỷ USD vào dự án bán dẫn của Tập đoàn Amkor tại Bắc Ninh. Amkor có trụ sở tại Mỹ, nhưng nhà sáng lập là nhà đầu tư Hàn Quốc.
Động thái khá tích cực, song thực tế, các khoản đầu tư này chưa đủ sức đưa vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam “bùng nổ” như giai đoạn trước. Tuy nhiên, khá lạc quan, ông Hong Sun, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, luôn khẳng định mối quan tâm của các nhà đầu tư Hàn Quốc đối với Việt Nam.
“Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề tới chuỗi cung ứng. Nếu Việt Nam có các biện pháp để xử lý vấn đề này và tiếp tục thành công trong chống dịch Covid-19, thì sẽ củng cố hơn nữa sự tín nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Hong Sun nói.
Nhắc tới câu chuyện sang năm là năm Hàn Quốc và Việt Nam sẽ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, ông Hong Sun bày tỏ kỳ vọng rằng, đây sẽ là dịp để hai bên thúc đẩy hơn nữa hợp tác về đầu tư.
Trên thực tế, xu hướng gần đây, Hàn Quốc vẫn đang đầu tư khá lớn ra nước ngoài. Thông tin mới đây, Tập đoàn Samsung đã công bố kế hoạch đầu tư nhà máy sản xuất chip trị giá 17 tỷ USD ở Texas (Mỹ).
Không dừng lại ở đó, Samsung cách đây ít ngày cũng đã lập kế hoạch đầu tư 240.000 tỷ won (205,64 tỷ USD) trong 3 năm tới nhằm củng cố vị thế toàn cầu sau đại dịch. Khoản đầu tư này sẽ được dùng để mở rộng hoạt động trong các ngành dược phẩm, sinh học, trí tuệ nhân tạo, chất bán dẫn và robot.
Chỉ cần “chen chân” được vào chuỗi đầu tư này của Samsung, thì cơ hội của Việt Nam đã rất lớn.
Ở một góc độ khác, thông tin cho biết, 2 năm qua, vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Trung Quốc vẫn tăng mạnh, chủ yếu là các dự án quy mô lớn trong các lĩnh vực pin Li-ion, bán dẫn, linh kiện điện tử… Đây là những dự án đi ngược dòng với xu thế rút vốn khỏi Trung Quốc và cũng là những dự án Việt Nam mong mỏi thu hút, nhưng chưa có sự chuẩn bị mang tính nền tảng để thu hút thành công.
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút được các dự án quy mô nhỏ và vừa của Hàn Quốc với mục tiêu tìm kiếm cơ sở sản xuất chiến lược để xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới.
Tuy nhiên, điều mà Việt Nam kỳ vọng là có thể thu hút được các dự án lớn trong các lĩnh vực công nghiệp chiến lược của Hàn Quốc, như công nghiệp điện tử, công nghiệp bán dẫn, công nghiệp ô tô, công nghiệp đóng tàu và công nghiệp pin. Chuyện này lại không hề đơn giản, bởi Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức liên quan đến dung lượng thị trường, công nghiệp hỗ trợ, nguồn nhân lực, hạ tầng, logistics, cũng như các chính sách phát triển kinh tế ngành, ưu đãi đầu tư…
- Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
-
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025