-
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa
Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) mới đây đã quyết định thông qua nội dung dự thảo thoả thuận mua bán cổ phần với nhà đầu tư chiến lược -Hana Financial Investment Co., Ltd (HFI). Tổng giám đốc được giao uỷ quyền thay mặt công ty ký thoả thuận với đối tác và tổ chức triển khai các công việc cần thiết để hoàn tất giao dịch.
Theo phương án được công bố trước đó, BSC sẽ phát hành riêng lẻ cho đối tác Hana Financial Investment Co., Ltd (HFI) 65.730.042 cổ phần, tương ứng 35% vốn điều lệ của BSC sau khi tăng vốn. Số cổ phần bán cho cổ đông chiến lược sẽ chịu hạn chế chuyển nhượng 3 năm.
Thông tin từ BSC cho biết tổng giá trị của giao dịch khoảng 2.700 tỷ đồng. Giá phát hành bình quân mỗi cổ phiếu xấp xỉ 41.000 đồng, nhỉnh hơn thị giá BSI đang giao dịch trên sàn sáng 14/3 (40.100 đồng/cổ phiếu).
Đến cuối năm 2021, quy mô vốn chủ sở hữu của BSC xấp xỉ 1.719 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh mở rộng nhanh trong năm qua đã kéo tổng tài sản của BSC lên 6.005 tỷ đồng, gấp hơn hai lần thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, nguồn vốn tăng thêm chủ yếu từ nguồn nợ vay. Tỷ lệ nợ do vậy đã nhảy vọt từ 49% lên 71,4%. Thương vụ bán vốn riêng lẻ trên sẽ cải thiện đáng kể năng lực tài chính của công ty chứng khoán này. Thặng dư đợt phát hành dự kiến lên đến hơn 2.000 tỷ đồng. Riêng phần thặng dư này đã lớn gấp 1,6 lần vốn điều lệ của BSC (1.220,7 tỷ đồng).
HFI thành lập từ năm 1968, là công ty quản lý tài sản hàng đầu tại Hàn Quốc, giữ vị trí số 1 trong mảng dịch vụ uỷ thác đầu tư và quản lý quỹ. Sau hai lần tăng vốn vào năm 2018 và 2020 lên 4 nghìn tỷ won (khoảng 3,2 tỷ USD), HFI trở thành ngân hàng đầu tư quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư.
HFI cũng không phải đối tác xa lạ, bởi đây là đơn vị thành viên của Hana Financial Group - định chế tài chính Hàn Quốc sở hữu KEB Hana Bank, cổ đông chiến lược đang nắm 15% vốn BIDV (công ty mẹ của BSC).
Kế hoạch tăng vốn thông qua chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược đã được BSC công bố từ cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Tuy nhiên, tiến độ công tác chào bán cổ phần đã bị chậm lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy vậy, cũng trong hai năm qua, giá cổ phiếu BSI nói riêng cũng như mặt bằng chung giá cổ phiếu công ty chứng khoán đều đã có sự tăng trưởng vượt trội. BSI đã tăng giá lên quanh mức 40.000 đồng/cổ phiếu từ mức khoảng 14.000 đồng/cổ phiếu thời điểm 2 năm trước.
-
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa -
VN-Index hồi phục mạnh sau khi “thủng” mốc 1.200 điểm -
Vinhomes đã mua lại 190 triệu cổ phiếu, mới được quá nửa số đăng ký -
Chứng khoán hồi phục mạnh từ mốc 1.200 điểm
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"