-
Xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD trong năm nay -
Tỉnh Chiết Giang thúc đẩy cơ hội hợp tác, kinh doanh tại Việt Nam -
Giá rau củ chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” sau mưa bão -
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử -
Cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai thông quan trở lại từ trưa 11/9 -
Tăng kết nối cho ngành nguyên liệu thực phẩm và đồ uống thông qua Fi Vietnam 2024
TIN LIÊN QUAN | |
Thực phẩm tiêu dùng nhanh sẽ bán chạy | |
Điện máy “ngợp” trong ưu đãi cuối năm | |
Doanh nghiệp Việt lo sợ trước hàng Thái | |
Smartphone Việt ế ẩm: Tiên trách kỷ, hậu trách... người tiêu dùng |
Lần giảm mạnh nhất trong suốt 4 năm qua hôm 22/12 kéo giá xăng xuống còn 17.880 đồng, tưởng chừng sẽ nhanh chóng tác động đến giá hàng hóa, cụ thể là thực phẩm. Nhưng khảo sát của VnExpress.net tại các chợ TP HCM cho thấy, giá thực phẩm vẫn đứng yên, nhiều nhóm hàng còn tăng quanh mức 2.000-10.000 đồng so với trước đó. Trong khi đó, mỗi lần giá xăng tăng trước đây, giá hàng hóa tại chợ nhanh chóng tăng theo với nhiều lý do khác nhau.
Tại chợ Bà Chiểu, Thị Nghè (quận Bình Thạnh), Thái Bình (quận 1) cà chua đắt thêm 2.000 đồng, lên 10.000 đồng một kg; xà lách cuộn tăng 5.000 đồng lên 40.000, xà lách dài giá 30.000 đồng; súp lơ trắng mọi ngày 20.000 đồng nay lên 22.000 đồng một kg, súp lơ xanh cộng thêm 3.000 đồng lên 25.000 đồng. Riêng chỉ có bầu, bí và một số loại rau ăn lá khác thì đứng giá.
Nhiều mặt hàng thực phẩm đang tăng giá. Ảnh: Thi Hà |
Về thực phẩm tươi sống, tôm sú giảm 10.000 đồng một kg, tôm càng loại nhỏ cũng rẻ thêm được 5.000 đồng xuống còn 160.000 đồng một kg; thịt heo đứng giá quanh mức 85.000-130.000 đồng một kg. Một số loại thịt khác như bò và gà thì tăng giá thêm 5.000-10.000 đồng.
Đối với gạo, tại các chợ hiện chỉ có 2 loại gạo tăng giá. Đó là gạo Tài Nguyên và Nàng Hương, tăng 500 đồng một kg.
Lý giải nguyên nhân giá thực phẩm tăng, Chị Hạnh, tiểu thương tại chợ Bà Chiểu cho biết, vì sắp đến Tết nên giá thực phẩm đang có xu hướng tăng. Riêng một số loại đang tăng là do nguồn cung ít, cộng với sức mua cải thiện, nên tiểu thương tăng giá. Còn 2 thương hiệu gạo trên tăng do vào cuối vụ nên lượng hàng khan hiếm.
Bên cạnh đó, việc giá xăng giảm nhưng giá hàng hóa chưa thể giảm là vì giá hàng hóa cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó giá xăng chỉ chiếm một phần nhỏ. Mặt khác, giá ở các cơ sở đầu mối chưa thay đổi nên họ cũng khó điều chỉnh.
Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết, giá nông sản đang ở mức thấp nên các tiểu thương không thể giám giá thêm. Tuy nhiên, với lượng hàng về chợ mỗi đêm tăng mạnh từ 3.900 đến 4.000 tấn, có thể hàng hóa sẽ có điều chỉnh.
Tương tự, các doanh nghiệp thực phẩm cũng cho biết không có kế hoạch điều chỉnh vì trước đó một tháng họ đã giảm giá.
Ông Phạm Thanh Hùng, Phó giám đốc Công ty TNHH Ba Huân cho biết, đối với trứng gia cầm, hồi đầu tháng 11 công ty đã giảm 1.000 đồng mỗi hộp (10 trứng), lần lượt còn 24.000 với trứng gà và 32.000 đồng một hộp trứng vịt. Tuy nhiên, đợt giảm giá xăng lần này tuy khá lớn nhưng đơn vị khó giảm thêm, bởi lẽ, chi phí vận chuyển chỉ chiếm trên 5% giá thành sản phẩm.
Cùng chung quan điểm với ông Hùng, ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt cho hay, công ty cũng đã giải trình việc chưa thể giảm giá trứng lên Sở Tài Chính TP HCM, vì giá trứng được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố, trong đó giá xăng chỉ chiếm một phần trăm rất nhỏ.
"Chi phí vận chuyển cho một trái trứng khoảng 50 đồng, trong đó, giá xăng dầu chỉ chiếm 20% của 50 đồng đó, nên dù xăng có giảm 20-30% thì cũng không tác động nhiều đến giá trứng", ông Thiện tính toán.
Trong khi đó, các siêu thị tại Hà Nội và TP HCM đang có động thái giảm giá hàng hóa nhưng chưa nhiều.
Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, công ty đang phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp tiến hành giảm giá sản phẩm hàng hóa.
Cụ thể, thực phẩm tươi sống như nông sản, rau, củ, quả, thủy hải sản sẽ luân phiên nhau giảm 15% giá từ ngày 27/12. Ngoài ra, một số mặt hàng rau ăn lá như cải, rau muống, rau thơm, cải ngọt, cải xanh,… và các mặt hàng thủy hải sản như cá, mực, tôm,… dự kiến cũng sẽ giảm giá khoảng 10%-20% nếu không bị biến động về sản lượng do thời tiết và các yếu tố khách quan khác.
Còn tại Big C, ông Hồ Quốc Nguyên, Giám đốc truyền thông siêu thị này cũng cũng cho hay, ngay sau khi có thông tin xăng, dầu giảm giá, đơn vị đã yêu cầu các nhà cung cấp rà soát, xem xét lại giá thành sản phẩm để đưa ra mức giá giảm hợp lý trong thời gian tới.
Có xu hướng điều chỉnh như các siêu thị trong Nam, tại Hà Nội một số siêu thị cho biết, trước đó giá hàng hóa cũng đã giảm, tuy nhiên, giá vận tải vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống nên các đơn vị cung ứng sản phẩm vẫn còn chần chừ.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội thừa nhận “niềm vui giá xăng giảm sâu của người dân vẫn chưa được trọn vẹn” bởi giá hàng hóa, vận tải tuy đã giảm nhưng chưa tương xứng với việc giá xăng giảm gần 30%.
“Cơ quan quản lý Nhà nước có thể kiểm soát giá thành các đơn vị lớn về vận tải, kinh doanh hàng hóa để hạ giá xuống nhân dịp Tết và ngày lễ sắp tới, vì giá cả hàng hóa đang mức ở mức cao vô lý”, vị này bày tỏ.
Theo đại diện Hiệp hội siêu thị Hà Nội, có việc giảm giá một số mặt hàng thiết yếu hiện nay chủ yếu do sức mua yếu. Cầu thị trường vẫn chưa được kích là do vấn đề thu nhập, công ăn việc làm của người dân còn khó khăn. Vì vậy, theo ghi nhận của ông Phú, thời điểm này các đơn vị bán lẻ hàng hóa, trong đó có các siêu thị thành viên của Hiệp hội chuẩn bị hàng hóa rất dè dặt, mua đến đâu bán đến đó, thậm chí các đơn vị cùng "hàng đổi hàng" để giảm tồn kho cho nhau.
So sánh chính sách bình ổn giá giữa Hà Nội và TP HCM, ông Phú cho biết, doanh nghiệp phía Nam nhờ hưởng lãi suất ưu đãi 0% nên kết nối cung cầu hiệu quả, khiến chỉ số giá tiêu dùng bao giờ cũng thấp. Trong khi đó, tại Hà Nội dù vẫn giữ chính sách bình ổn giá với giá trị đến vài trăm tỷ mỗi năm, nhưng tỷ lệ hàng hóa đáp ứng chỉ 5-8% nhu cầu người tiêu dùng. Hơn 70% hàng hóa bình ổn giá tập trung tại siêu thị, nơi chỉ phục vụ chủ yếu cho người có thu nhập và các nhóm mặt hàng không đại điện cho mặt bằng chung xã hội, nên gần như người dân vẫn chưa được hưởng lợi về chính sách giá rẻ.
Sau Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản đề nghị các địa phương kiểm tra việc kê khai, niêm yết và thực hiện giảm giá cước vận tải phù hợp khi giá nhiên liệu giảm. Yêu cầu cũng được đặt ra đối với công tác quản lý giá cước trong giai đoạn Tết Dương lịch và Tết Âm lịch năm 2015, khi nhu cầu vận chuyển của hành khách tăng cao. Các Sở Giao thông phải đề xuất danh sách các đơn vị kinh doanh vận tải cần kiểm tra, tổng hợp tình hình kiểm tra, xử lý vi phạm và tình hình giảm giá cước trên địa bàn, báo cáo Bộ. Theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô - Nguyễn Văn Thanh, với mức giảm giá xăng 2.000đồng/lít xăng, dầu thì cước vận tải chắc chắn sẽ phải giảm theo. Hiệp hội cũng đề nghị các doanh nghiệp tính toán điều chỉnh phù hợp. Đoàn Loan |
Lạm phát 2014 chỉ 1,84%, thấp nhất 15 năm qua () Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2014 giảm 0,24%, kéo lạm phát cả năm 2014 thấp ở mức kỷ lục, chỉ 1,84%. |
Xăng giảm giá trên 2.000 đồng/lít () Từ 15h00 chiều nay (22/12), giá xăng bán lẻ sẽ giảm trên 2.000 đồng/ lít, mức giảm kỷ lục từ trước đến nay. |
Doanh nghiệp xăng dầu than lỗ, đòi... giữ giá! Khi giá xăng dầu thế giới căng thẳng leo thang, doanh nghiệp xăng dầu thường kêu lỗ đòi tăng giá. Nhưng lạ là, mấy tháng nay giá dầu giảm sâu, những đơn vị này vẫn kêu lỗ đòi... giữ giá. |
Thi Hà - Thành Tâm (Vnexpress)
-
Tỉnh Chiết Giang thúc đẩy cơ hội hợp tác, kinh doanh tại Việt Nam -
Giá rau củ chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” sau mưa bão -
Giá xăng giảm mạnh hơn 1.000 đồng, xăng E5RON92 về dưới 19.000 đồng/lít -
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử -
Hội chợ sản phẩm công nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội năm 2024 -
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tự tin xác lập kỷ lục mới -
Cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai thông quan trở lại từ trưa 11/9
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3