
-
Mở đợt tấn công cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc
-
“Dược sĩ Tiến” cầm đầu đường dây sản xuất hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả
-
Thanh tra vào cuộc vụ Trung tâm Anh ngữ Úc Châu "sửa chữa" rồi mất liên lạc
-
Công ty Y dược LanQ lập khống hồ sơ để đẩy giá thuốc bảo hiểm
-
Quảng Nam: Dự án 230 tỷ đồng làm 8 năm không xong -
Hà Giang: Thu giữ gần 30 tấn thực phẩm trôi nổi, chuẩn bị “tuồn” ra thị trường
![]() |
Loạt “ông lớn” xi măng bị thanh tra về bảo vệ môi trường, phát thải khói bụi |
Xi măng Xuân Thành, Vicem Bút Sơn, Vicem Hoàng Thạch, Vissai Hà Nam… là những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xi măng nằm trong danh sách thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cụ thể, theo kế hoạch vừa công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ nay đến cuối năm 2023, Thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thanh tra tại hàng loạt địa phương và doanh nghiệp liên quan đến môi trường, đặc biệt là việc cấp phép hoạt động khoáng sản không thông qua đấu giá.
Trong đó, có nội dung thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại một số cơ sở có lưu lượng khí thải, bụi lớn tại Hải Dương, Hà Nam và Bình Dương.
Cụ thể, tại tỉnh Hà Nam, Thanh tra Bộ sẽ thanh tra một số công ty xi măng như Công ty CP xi măng Xuân Thành, Công ty CP xi măng Hoàng Long, Công ty CP xi măng Thành Thắng Group, Công ty cổ phần Vissai Hà Nam và Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn.
Tại tỉnh Hải Dương sẽ thanh tra tại Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch và Công ty CP Thép Hòa Phát, Công ty TNHH Điện lực JAKS Hải Dương, Công ty CP nhiệt điện Phả Lại.
Thanh tra Bộ TN&MT sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với UBND tỉnh Hậu Giang, một số huyện và dự án tại địa phương này.
Đồng thời, sẽ thanh tra việc cấp phép hoạt động khoáng sản không thông qua đấu giá và việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; chấp hành giấy phép hoạt động khoáng sản và công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ của một số tổ chức tại các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Quang, Đắk Nông, Tây Ninh, Phú Yên.
Trước đó, một loạt công ty thành viên thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) là Vicem Tam Điệp, Vicem Hoàng Mai, Vicem Bút Sơn, Vicem Hải Phòng đã vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản khi khai thác vượt công suất được cấp phép trong giai đoạn 2017-2021.

-
Dự án Roxana Plaza (Bình Dương): Vừa xong vướng mắc cũ, đã phát sinh tình huống mới
-
Mở đợt tấn công cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc
-
“Dược sĩ Tiến” cầm đầu đường dây sản xuất hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả
-
Thanh tra vào cuộc vụ Trung tâm Anh ngữ Úc Châu "sửa chữa" rồi mất liên lạc
-
Công ty Y dược LanQ lập khống hồ sơ để đẩy giá thuốc bảo hiểm -
Quảng Nam: Dự án 230 tỷ đồng làm 8 năm không xong -
Hà Giang: Thu giữ gần 30 tấn thực phẩm trôi nổi, chuẩn bị “tuồn” ra thị trường -
Vì sao nhiều cá nhân có vi phạm chưa bị xử lý trong vụ Tập đoàn Thuận An? -
Kon Tum yêu cầu báo cáo khẩn vụ phá rừng ở huyện Ia H’Drai -
Khởi tố vợ chồng Tổng giám đốc Công ty Cung ứng nhân lực Hoàng Long -
TP.HCM: Bắt thêm 34 người trong đường dây buôn lậu hàng triệu lít dầu tại nhiều cảng lớn
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới