-
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới
VN-Index kết phiên hôm qua (ngày 23/7) ở mức 1.230,81 điểm giảm 1,82%, khối lượng giảm 20,55% so với phiên trước. Trong khi đó, VN30 1.278,67 điểm, chỉ giảm 1,59% cùng khối lượng giảm 5,%, trên mức trung bình, cho thấy dù áp lực bán vẫn rất mạnh ở nhiều mã, nhưng mức độ phân hóa dần, nhiều mã giảm áp lực bán đột biến, tuy nhiên dòng tiền không gia tăng thêm khi hồi phục.
Bước sang phiên giao dịch ngày 24/7, áp lực bán mạnh vẫn bị đẩy lên mức cao ngay từ đầu phiên và điều này khiến các chỉ số tiếp tục lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Nhưng khác với các phiên trước, lực cầu bắt đáy mạnh đã xuất hiện trở lại giúp kìm hãm đà giảm của thị trường chung. Sự rung lắc, giằng co diễn ra xuyên suốt phiên sáng. VN-Index dù nỗ lực hồi phục nhưng chỉ có khoảng thời gian ngắn giao dịch ở trên mốc tham chiếu trong phiên sáng.
Diễn biến phiên chiều có phần khởi sắc hơn, nỗ lực phục hồi diễn ra cũng có phần mạnh hơn phiên sáng. Nhiều nhóm ngành cổ phiếu có sự hồi phục tốt nên giúp các chỉ số đóng cửa trong sắc xanh.
Nhóm cổ phiếu bất động sản và khu công nghiệp có biến động tốt khi dẫn đầu sự hồi phục. Trong đó, GVR được kéo lên mức giá trần sau khi để mất khoảng 23% chỉ sau 5 phiên giao dịch. Bên cạnh đó, DXG cũng tăng đến 5,9%. Có thời điểm trong phiên, DXG cũng được kéo lên mức giá trần. DIG tăng 4,9%, PDR tăng 3,86%, NVL tăng 2,7%.
Tại nhóm phân bón và hóa chất, CSV được kéo lên mức giá trần, LAS tăng đến 6,6%, DCM cũng tăng 2%...Ở nhóm thép, sự hồi phục tốt cũng diễn ra đối với các cổ phiếu như NKG, HSG hay VGS. Trong đó, NKG tăng 1,7%, HSG tăng 1,33%, VGS tăng 3,9%. HPG dù bị bán mạnh trong phiên nhưng đã có những sự hồi phục nhất định vào cuối giờ và chỉ còn giảm 0,36%.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán có sự phân hóa mạnh ở phiên hôm nay. Các mã cổ phiếu đã có đợt sụt giảm mạnh trước đó như FTS, VDS, VIX, TVS… đều tăng mạnh trở lại. FTS tăng 4,9%, VIX tăng 3,9%, TVS tăng 2,4%. Trong khi đó, nhưng cổ phiếu ngành chứng khoán top trên như SSI hay VCI lại bị bán rất mạnh, SSI giảm đến 2,8% còn VCI giảm 2,6%.
GVR có đóng góp lớn nhất trong việc giúp VN-Index hồi phục. |
Về sự ảnh hưởng của các cổ phiếu đến VN-Index, GVR có đóng góp lớn nhất trong việc giúp VN-Index hồi phục. Cổ phiếu này tăng trần và đóng góp 2,04 điểm. Tiếp sau đó, PLX tăng 2,2% và cũng đóng góp 0,31 điểm.
Ở hướng ngược lại, các cổ phiếu gồm HVN, MWG, SSI, LPB… có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index. HVN dù nhận được lực mua hết giá sàn nhưng chốt phiên vẫn giảm 3,2% và khớp lệnh đột biến 14,4 triệu đơn vị. HVN lấy đi của VN-Index 0,51 điểm. MWG giảm 1,76% và cũng lấy đi 0,39 điểm của VN-Index.
Trong nhóm bán lẻ, MWG và DGW phiên hôm nay chịu áp lực bán mạnh. MWG vào cuối phiên có sự hồi phục tốt trong khi DGW không mấy tích cực khi giảm đến 5,48%.
Khối ngoại mua ròng trở lại. |
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index 6,66 điểm (0,54%) lên 1.238,47 điểm. Toàn sàn có 159 mã tăng, 177 mã giảm và 69 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,57 điểm (0,67%) lên 236,17 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng, 57 mã giảm và 62 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,13 điểm (0,14%) lên 94,53 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch riêng sàn HoSE đạt 740,26 triệu cổ phiếu (tăng nhẹ so với phiên hôm qua), tương ứng giá trị giao dịch đạt 17.864 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.800 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.388 tỷ đồng và 731 tỷ đồng.
Các mã khớp lệnh mạnh nhất thị trường có MBB với 25,8 triệu đơn vị. SSI và HPG khớp lệnh lần lượt 21,9 triệu đơn vị và 19,2 triệu đơn vị.
Khối ngoại mua ròng trở lại 252 tỷ đồng trên HoSE, trong đó, dòng vốn này mua ròng mạnh nhất mã VNM với 81 tỷ đồng. HPG và STB được mua ròng lần lượt 65 tỷ đồng và 40 tỷ đồng. Chiều ngược lại, DGC bị bán ròng mạnh nhất với 116 tỷ đồng. MWG và SSI bị bán ròng lần lượt 90 tỷ đồng và 88 tỷ đồng.
-
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới -
Nhà đầu tư trái phiếu cần thêm “menu” để lựa chọn