Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Hàng Việt tỏa chân rết tại thị trường trong nước
Thế Hải - 26/05/2019 14:20
 
Sau 10 năm triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", đến nay, tỷ lệ hàng Việt Nam tại nhiều hệ thống siêu thị hiện chiếm trên 90%. Hàng Việt tiếp tục khẳng định ưu thế về chất lượng và giá cả để đến gần hơn với người tiêu dùng.
Hàng Việt ngày càng tỏa chân rết tại thị trường trong nước.
Hàng Việt ngày càng tỏa chân rết tại thị trường trong nước.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, trong giai đoạn năm 2010-2019, Bộ Công Thương đã phê duyệt 946 đề án xúc tiến thương mại nội địa với tổng kinh phí 237,5 tỷ đồng.

Các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước tập trung vào nhóm tổ chức hội chợ hàng Việt, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo...nhằm phủ sóng hàng Việt tới mọi miền tổ quốc.

Thông qua việc triển khai các đề án tổ chức hội chợ triển lãm, phiên chợ hàng Việt, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đã hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại phát triển thị trường nội địa, đặc biệt tạo lập kênh phân phối, hệ thống bán lẻ ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới, các địa phương còn khó khăn.

Theo thống kê, kể từ thời điểm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, số lượng các đợt bán hàng Việt về nông thôn cũng tăng lên cả về số lượng và quy mô tùy theo từng địa bàn, với sự tham gia của các nhà bán lẻ, doanh nghiệp như: Hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op Mart, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Công ty Kỹ nghệ súc sản (Vissan), Công ty cổ phần Intimex, Công ty TNHH Ba Huân, Sài Gòn Satra...

Tổng số lượng doanh nghiệp tham gia các phiên chợ mang hàng Việt về nông thôn đạt 32.154 lượt, giá trị hợp đồng đạt hơn 340 tỷ đồng, doanh thu bán hàng tại hội chợ và các phiên chợ là hơn 1.422 tỷ đồng.

Các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo được tổ chức thường xuyên với quy mô trung bình 10 - 20 doanh nghiệp/phiên với doanh số bán hàng 20 - 50 tỷ/phiên.

Trong 10 năm qua, các Sở Công Thương tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức được gần 4.000 đợt bán hàng về nông thôn với hơn 100.000 lượt doanh nghiệp tham gia với hơn 78.000 gian hàng, thu hút hơn 5 triệu lượt người dân địa phương tới tham quan mua sắm và doanh thu mang lại là hơn 64,5 nghìn tỷỉ đồng.

Sở Công Thương các tỉnh cũng đã tổ chức được 2.988 hội chợ, triển lãm, thu hút 105.650 lượt doanh nghiệp tham gia, với doanh thu bán hàng là khoảng 34.546 tỷ đồng.

Các hội chợ tại địa phương đã đóng góp tích cực giúp các doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng tại thị trường trong nước, quảng bá tới người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Mỗi hội chợ 200 - 450 gian hàng, doanh thu trung bình đạt từ 20 - 50 tỷ đồng.

Thống kê của Bộ Công Thương về sự hiện diện của hàng Việt cho thấy, hiện nay, 80-90% hàng bán tại hệ thống các siêu thị là hàng sản xuất trong nước. Hàng Việt chiếm lĩnh không chỉ tại các siêu thị trong nước như CoopMart với độ phủ tới 95%, ngay tại hệ thống siêu thị ngoại như BigC hàng xuất xứ nội địa cũng gần 90%.

Đặc biệt tại khu vực nông thôn, có tới 80% hàng hóa được bày bán là hàng Việt Nam, trong đó, sản phẩm phục vụ nhu cầu học tập của học sinh chiếm 90%.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, với tỷ lệ hàng Việt chiếm đến 90% tại nhiều siêu thị lớn, cho thấy hàng Việt ngày càng tỏa chân rết tại thị trường trong nước, nhờ vào quá trình đầu tư, nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp.

Đ​áng chú ý, các thương hiệu như Vinamilk, Sài Gòn Co.op, Intimex, Hapro... thời gian qua đã có bước tiến trong việc tăng thị phần và là một trong các thương hiệu bán lẻ lớn nhất trong nước.

Hãy để hàng Việt đi tàu Việt
Theo yêu cầu mới đây của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, 3 bộ (Giao thông - Vận tải, Tài chính, Công thương) sẽ có khoảng 1 tháng để tìm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư