-
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD
Khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị BRGMart |
Là đơn vị hoạt động đa ngành trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, dịp cuối năm và các ngày lễ, Tết là thời điểm sôi động nhất trong năm của mảng kinh doanh nội địa, là cơ hội để tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã sớm xây dựng Kế hoạch triển khai chương trình kinh doanh phục vụ Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Theo đó, các đơn vị trực thuộc và công ty thành viên chuẩn bị các nguồn hàng hóa để kinh doanh Tết 2024 từ các sản phẩm mang thương hiệu Hapro như: Gạo Hapro Đồng Tháp; Hạt điều rang Hapro; các sản phẩm rượu vang Thăng Long; bộ sản phẩm xúc xích, chân giò hun khói, thịt gà, thịt ba chỉ xông khói; bộ sản phẩm giò lụa, giò bò, giò gà... đến các sản phẩm do các đơn vị trực thuộc và Công ty thành viên kinh doanh, đặc trưng là bộ sản phẩm kinh doanh theo chương trình khai thác đặc sản vùng miền tại các tỉnh như: bưởi Diễn, miến dong, bún khô, mỳ gạo, mộc nhĩ, nấm hương của Sơn La; bộ sản phẩm đặc sản vùng miền của Yên Bái, Hà Giang… bên cạnh các sản phẩm, dịch vụ khác.
Ngay từ giữa năm 2023, Hapro cũng chú trọng chuẩn bị nguồn hàng dự trữ, ngoài 12 nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình Bình ổn thị trường như: gạo, thịt lợn, thịt gà, trứng, thủy hải sản, dầu ăn, rau củ, thực phẩm chế biến, bánh mứt kẹo, rượu bia - nước giải khát..., Hapro còn dự trữ thêm các nhóm mặt hàng như: mặt hàng khô (măng, miến, mộc nhĩ...); các loại quả - hạt khô phục vụ Tết, các mặt hàng khác như đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm… với tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.
Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp tới, Hapro dự kiến tổ chức kinh doanh theo các hình thức đa dạng, từ chào hàng đối với các đầu mối đối tác, tổ chức bán buôn, bán lẻ đến bán hàng online và tổ chức các điểm bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân tại các khu công nghiệp, các huyện ngoại thành Hà Nội, đặt chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng dịp Tết năm 2024 của toàn tương đương so với mức thực hiện Tết năm 2023.
Hapro chủ động dự trữ nhiều mặt hàng phục vụ người tiêu dùng dịp Tết 2024 |
Theo thông tin từ Tổng công ty, Hệ thống siêu thị BRGMart, Hapromart, Haprofood sẽ phục vụ người tiêu dùng đến 23h00 ngày 29 Tết; ngày 30 Tết sẽ mở phục vụ từ 8h00 đến 12h00. Thời gian mở cửa trở lại toàn bộ hệ thống từ 08h00 đến 22h00 ngày mùng 3 Tết (riêng Hệ thống siêu thị Hapromart tại huyện Gia Lâm phục vụ đến 22h00 ngày 29 Tết, ngày 30 Tết mở từ 8h00 đến 19h00 và thời gian mở cửa bình thường phục vụ người tiêu dùng từ ngày 4 Tết).
Để đảm bảo thực hiện Kế hoạch triển khai chương trình kinh doanh phục vụ Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Hapro đã tiến hành chỉnh trang cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ của toàn hệ thống bán lẻ của Tổng công ty bao gồm: hệ thống siêu thị, cửa hàng Haprofood/BRGMart, Hapromart, hệ thống chợ, Cửa hàng chuyên doanh kim khí, điện máy, thời trang, hệ thống nhà hàng ăn uống, dịch vụ... trong đó chú trọng trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng, băng rôn, biển hiệu, tạo sự hấp dẫn, thu hút khách hàng đến mua sắm.
Nhằm kích cầu sức mua của người tiêu dùng dịp cuối năm Hapro đã phối hợp với Công ty TNHH Xuất - Nhập khẩu và Bán lẻ hàng tiêu dùng Hà Nội (HCRC) xây dựng kế hoạch Marketing với những chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng kèm sản phẩm, chính sách giao hàng tại nhà… Bên cạnh hình thức mua bán trực tiếp tại điểm bán, hệ thống siêu thị BRGMart, Hapromart, Haprofood còn tập trung đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến qua App BRG Shopping, fanpage, hotline, thẻ khách hàng thân thiết BRG Elite… nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Việc đẩy mạnh công tác tổ chức bán hàng được triển khai song song với việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm, bảo nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, công tác văn minh thương mại được quan tâm đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân. Các địa điểm sản xuất, kinh doanh, các chợ đều được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ... đảm bảo an toàn đối với phương tiện, tài sản của khách hàng; hàng hóa sắp xếp gọn gàng khoa học, các biển chỉ dẫn ngành hàng rõ ràng, thuận tiện cho việc mua sắm của khách hàng; các loại hàng hóa đảm bảo đủ tem mác, nguồn gốc xuất xứ; thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.
-
Kích cầu mua sắm dịp cuối năm trong Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up