Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Haprosimex chốt phiên IPO cuối cùng năm Bính Thân
Chí Tín - 24/01/2017 08:13
 
Hôm nay (24/1), tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), công ty TNHH MTV Haprosimex sẽ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Haprosimex hiện nay là duy trì các hoạt động tại nhà máy dệt kim
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Haprosimex hiện nay là duy trì các hoạt động tại nhà máy dệt kim

Số cổ phần IPO dự kiến là hơn 3,8 triệu cổ phần, tương đương 31,96% vốn điều lệ sau cổ phần hóa với mức giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phần.

Công ty TNHH MTV Haprosimex trước đây là Liên hiệp xã Tiểu thủ Công nghiệp Hà Nội, được thành lập từ năm 1993.

Năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và đầu tư dàn trải, thiếu vốn lưu động nên các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty chững lại.

Năm 2010, chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh thua lỗ và gần như chấm dứt hoạt động.

Từ năm 2012 đến nay, công ty hoạt động cầm chừng, các mặt hàng nông sản, lâm sản, thủy sản đã bị dừng lại, hoạt động dệt may cầm chừng, nhà máy dệt kim Haprosimex chỉ đạt 20% công suất thiết kế.

Hiện công ty có 1 đơn vị hạch tóan phụ thuộc là Nhà máy Dệt kim Haprosimex; 2 công ty con là CTCP HAP Capital và CTCP May Thanh Trì; và 2 công ty liên doanh, liên kết.

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Haprosimex hiện nay là duy trì các hoạt động tại nhà máy dệt kim (gia công các mặt hàng dệt may) và hoạt động cho thuê mặt bằng văn phòng.

Các sản phẩm dệt may chính của công ty bao gồm quần áo thể thao, áo phông, áo polo, dệt gia công, nhuộm gia công...

Trước thời điểm cổ phần hóa, giá trị thực tế doanh nghiệp là hơn 391 tỷ đồng, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là âm (-) 264,7 tỷ đồng.

Đồng thời, công ty có quyền sử dụng đất đai với tổng diện tích 42.311,53 m2 để sử dụng làm trụ sở làm việc và cho thuê, cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà máy như 353,4m2 đất tại 22 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội; 34.077,13m2 tại Khu Công nghiệp Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội…

Sau khi cổ phần hóa, Haprosimex dự kiến tập trung xây dựng, giữ vững thị trường nội địa cũng như phát triển thị trường quốc tế, mở rộng kênh bán lẻ sản phẩm giúp ổn định quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, công ty cũng phát triển thêm mảng kinh doanh xuất nhập khẩu may mặc, thủ công mỹ nghệ, nông sản và khai thác xử lý, cung cấp nước sạch.

Theo phương án cổ phần hóa, vốn điều lệ dự kiến của công ty sau cổ phần hóa là 120 tỷ đồng.

 Doanh thu và lợi nhuận dự kiến của công ty sau cổ phần hóa giai đoạn 2017 - 2019

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Tổng doanh thu (tỷ đồng)

563,4

701,2

838,7

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)

24,3

31,6

39

Tỷ lệ trả cổ tức (%)

5

10

15

Không cần đợi đến IPO, Vietjet đã có 26 nhà đầu tư nước ngoài
Tổng số cổ phần mà các cổ đông nước ngoài nắm giữ tại Công ty cổ phần hàng không Vietjet chiếm tới hơn 24% vốn điều lệ.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư