
-
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới
-
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4
-
Những hình ảnh trang nghiêm, hùng tráng của đoàn diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4
-
Biển người tự hào, xúc động theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam
-
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước -
“Chúng tôi tự hào đã hoàn thành sứ mệnh thu giang sơn về một mối”
Tiềm năng đa dạng
Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Do có sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư… chảy qua cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt trên địa bàn đã mang phù sa bồi đắp, nước ngọt quanh năm, tạo cho Hậu Giang những đồng lúa trĩu hạt, vườn cây trái sum xuê, nguồn lợi thủy sản với các loại tôm, cá nước ngọt dồi dào.
![]() | ||
Khóm (dứa) Cầu Đúc - đặc sản nổi tiếng của đất Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương |
Hậu Giang có diện tích trồng lúa khá lớn, với 82.000 ha, diện tích gieo trồng lúa hàng năm gần 210.000 ha/3 vụ. Lúa là cây chủ lực của địa phương nên được quan tâm đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, trong năm 2014, năng suất lúa bình quân của tỉnh là 6,08 tấn/ha, sản lượng 1,2 triệu tấn, tỷ lệ giống xác nhận 1, 2 đạt trên 70%.
Với lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn nước… Hậu Giang hiện có 29.000 ha diện tích vườn cây ăn trái với sản lượng khoảng 262.095 tấn/năm. Do hiệu quả kinh tế cao cùng với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cây có múi sạch bệnh và cây ăn trái đặc sản với các loại cây trồng chủ lực như: bưởi năm roi, cam mật, cam sành, quýt đường, xoài cát Hòa Lộc… Trong cơ cấu cây ăn trái của tỉnh, cây có múi có diện tích lớn nhất, chiếm 46,5%.
Hậu Giang còn là địa phương có diện tích đất trồng mía và khóm (dứa) lớn trong cả nước. Tính đến hết năm 2014, tỉnh có 12.559 ha mía, với năng suất bình quân 98 tấn/ha, sản lượng mía của Hậu Giang là 1.230.782 tấn.
Khóm là loại cây có thế mạnh được trồng tập trung ở TP. Vị Thanh, huyện Long Mỹ, diện tích 1.500 ha, sản lượng 15.000 tấn/năm. Tỉnh đã quy hoạch vùng chuyên canh khóm với giống mới năng suất cao, đạt tiêu chuẩn chế biến nước khóm cô đặc xuất khẩu và đã xây dựng thương hiệu “khóm Cầu Đúc” để quảng bá đặc sản này của địa phương.
Thủy sản là lĩnh vực có thế mạnh thứ hai sau cây lúa và có nhiều tiềm năng phát triển. Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 10.700 ha, sản lượng 74.418 tấn. Trên dđịa bàn tỉnh, đã có nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản an toàn, chất lượng theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), SQF 1.000, hình thành vùng nuôi tập trung như: cá tra ở huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy, cá đồng ở Vị Thủy, Long Mỹ. Một số loài thủy sản ở Hậu Giang đã được đăng ký nhãn hiệu và được thị trường cả nước biết đến như: cá thát lát Hậu Giang, cá rô Hậu Giang… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các mô hình nuôi các loài thủy đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi ba ba, cua đinh, nuôi lươn trong bể…
5 giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hậu Giang. Mục đích là nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng xây dựng, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung có sản lượng hàng hóa quy mô lớn, ổn định trên cơ sở phát huy lợi thế tự nhiên của từng loại cây trồng, vật nuôi; gắn kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị và theo quy trình sản xuất đối với các nông sản có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; tăng cường chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến; nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực...
Để thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cần thực hiện 5 giải pháp.
Một là, rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sát hợp với thị trường; tập trung cho cây, con chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao; ưu tiên đầu tư công trong nông nghiệp theo hướng tập trung.
Hai là, hoàn chỉnh quy trình sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, chuyển giao nhanh cho nông dân.
Ba là, tăng cường đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển dịch vụ nông nghiệp cho người dân nông thôn.
Bốn là, củng cố, nâng chất, mở mới các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển dịch vụ nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xây dựng nông thôn mới.
Năm là, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Tỉnh Hậu Giang đang mời gọi đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp như: dự án trồng và chế biến nấm rơm xuất khẩu; dự án sản xuất phân bón tổng hợp, vi sinh, vi lượng; dự án sản xuất thuốc thú y; dự án nuôi và chế biến thủy sản; các dự án đầu tư sản xuất giống nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản; dự án đầu tư bảo quản, chế biến rau, quả; dự án đầu tư hệ thống bảo quản và chế biến lúa gạo chất lượng cao; dự án đầu tư siêu thị nông nghiệp Hậu Giang…
Trúc Giang
-
Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật
-
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới
-
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4
-
Những hình ảnh trang nghiêm, hùng tráng của đoàn diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4
-
Biển người tự hào, xúc động theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam -
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước -
“Chúng tôi tự hào đã hoàn thành sứ mệnh thu giang sơn về một mối” -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Từ đại thắng mùa Xuân 1975, Việt Nam sẽ lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới -
Kinh tế Việt Nam - một trong 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới -
Thành phố Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động -
50 năm thống nhất đất nước và nhiệm kỳ lịch sử của Quốc hội
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025