
-
Suntory PepsiCo giữ vững vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát
-
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu
-
Vinacomin và NFC - Trung Quốc tọa đàm về kỹ thuật sản xuất Alumin và điện phân nhôm
-
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 kinh tế tư nhân đóng góp 55 - 60% GRDP
-
Doanh nghiệp lương thực thực phẩm "tiến thoái lưỡng nan" khi in bao bì sản phẩm -
Quảng Ninh: Khởi động nhiều dự án hạ tầng của doanh nghiệp tư nhân
Tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam 2022 lần thứ 14 do Báo Đầu tư tổ chức chiều 23/11 tại TP.HCM, chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi công ty vốn Nhà nước thành công ty có vốn nước ngoài, ông Bennett Neo, Tổng giám đốc Sabeco cho biết, lúc mua do chưa thực sự rà soát kỹ thực trạng của doanh nghiệp nên còn một số vướng mắc.
![]() |
Ông Bennett Neo, Tổng giám đốc Sabeco chia sẻ câu chuyện chuyển đổi hậu M&A - Ảnh: Lê Toàn |
Tuy nhiên, hậu M&A phải làm việc chăm chỉ để biến “giấc mơ” thành hiện thực. Ông phải tự làm từng phần và liệt kê các công việc trong ngắn hạn để tạo ra chuyển biến ngay, rồi tìm ra các công việc cho trung hạn và dài hạn, rồi khớp lại thành kế hoạch chiến lược theo các giai đoạn.
“Tôi đã giữ nhiều vị trí ở các doanh nghiệp đa quốc gia nhưng tôi thấy quản lý Sabeco là khó nhất, do quy định pháp luật khác nhau. Các quy trình ở các công ty nhà nước phải tuân thủ nhiều quy định, như mua sắm phải đấu thầu, cách tính lương thưởng, phúc lợi cũng rất khác so với các công ty đa quốc gia”, ông nói.
Theo ông, thách thức nhất là con người, nếu có quy trình, công nghệ tốt nhất nhưng không có người tốt thì không thể làm được, nhưng ngược lại, có con người tốt có thể chưa có công nghệ tốt nhất thì vẫn làm được.
Nói về chặng đường số hóa của Sabeco, ông cho biết, hiện nay Sabeco đang trong giai đoạn chuyển đổi, sau khi M&A vài tháng, Sabeco phải điêu chỉnh ngay lịch trình chạy xe tải, cách quản lý kho và chuỗi cung ứng. Việc điều chỉnh này mới chỉ là một trụ cột trong 7 trụ cột mà Sabeco thực hiện.
Điểm khác biệt nữa ở doanh nghiệp Việt Nam là HĐQT thường có tham gia điều hành, còn ở các quốc gia khác, HĐQT quan tâm chiến lược và kế hoạch dài hạn, ban giám đốc mới là người vận hành công việc hàng ngày.
Hậu M&A, Sabeco thực hiện 3 giai đoạn chuyển đổi. Giai đoạn 1 là đánh nhanh thắng nhanh, giai đoạn 2 là củng cố nền tảng, giai đoạn 3 mở khóa tiềm năng. Khi có nền tảng tốt sẽ mở khóa thực ra công ty còn nhiều tiềm năng. Mỗi giai đoạn mất khoảng 3-4 năm, tổng quá trình chuyển đổi cần 10-12 năm. Sau giai đoạn này, Sabeco sẽ thành công ty quốc tế được vận hành đúng chuẩn mực quốc tế.
“Quá trình chuyển đổi chưa bao giờ là đơn giản, dù kết quả mới được khoảng 70-80% kỳ vọng của tôi, vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước, chốt xong một thương vụ thì mới chỉ đang ở giai đoạn mở đầu, nhưng nếu có ước mơ, có tham vọng và thực hiện được giấc mơ đó cũng rất thú vị” ông nói.
-
Doanh nghiệp lương thực thực phẩm "tiến thoái lưỡng nan" khi in bao bì sản phẩm -
Quảng Ninh: Khởi động nhiều dự án hạ tầng của doanh nghiệp tư nhân -
Doanh nghiệp nhà nước năng động và chủ động -
PV GAS có 101 sáng kiến với hiệu quả kinh tế mang lại là 318 tỷ đồng -
Vietnam Airlines tăng cường thêm 2 tàu bay Airbus A320 để phục vụ hè 2025 -
Doanh nghiệp nhỏ còn dè dặt trước Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS -
Sau sáp nhập, Đà Nẵng có hơn 53.000 doanh nghiệp hoạt động
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín
-
Symlife - Giải pháp đầu tư kép an cư và sinh lời
-
“Ký ức những huyền thoại” - Giai điệu tri ân từ trái tim Tổ quốc
-
Bridgestone ra mắt dòng lốp cao cấp TURANZA 6-Lái êm đầm đẳng cấp