-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
HDBank cũng là ngân hàng duy nhất 3 năm liền được vinh danh trong top.
Cùng với các doanh nghiệp đầu ngành góp mặt trong top như Vingroup, Novaland, Phát Đạt, SSI…, đại diên 4 ngân hàng lớn xuất sắc gồm VietinBank, HDBank, ACB và SHB.
Năm nay, theo đánh giá của Hội đồng bình chọn, đáp ứng đầy đủ 74 hạng mục trong Bộ tiêu chí Đánh giá Quản trị Công ty năm 2021, HDBank là một trong 4 ngân hàng được đánh giá cao nhất lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có báo cáo thường niên tốt nhất.
Ở 2021, năm tổ chức VLCA lần thứ 14, đa phần các thành viên Hội đồng bình chọn đều thống nhất đánh giá rằng, khủng hoảng dịch bệnh là một phép thử năng lực quản trị rủi ro của Hội đồng quản trị các doanh nghiệp.
Theo đó, báo cáo thường niên của công ty có công bố khá tốt về cách thức quản lý các rủi ro quan trọng như tài chính, kế toán, kiểm soát nội bộ, vận hành, công nghệ thông tin, môi trường, xã hội và kinh tế. Vượt lên thách thức của đại dịch Covid-19, nhóm ngân hàng thuộc top vốn hóa lớn được đánh giá tích cực.
Các trình bày trọng yếu của HDBank về nội dung lẫn hình thức đã thể hiện được hoạt động kinh doanh duy trì tăng trưởng mạnh và bền vững của ngân hàng với tổng tài sản đạt 346.355 tỷ đồng; Dư nợ tăng 16,1% so với cùng kỳ; Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ duy trì thấp dưới 1%; Vốn chủ sở hữu đạt 29.270 tỷ; Các tỷ lệ an toàn thanh khoản khác đều tốt hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước; Tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm vượt 12.128 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước.
Để đạt các chỉ tiêu kinh doạnh hiệu quả, bên cạnh đa dạng hóa nguồn thu, HDBank đã tối ưu hóa chi phí hoạt động, hệ số chi phí/tổng thu nhập hoạt động giảm từ 43,8% tại 30/9/2020 xuống còn 39%. Chi phí tín dụng duy trì mức thấp nhất thị trường nhờ chất lượng tài sản. Hệ số ROE đạt 24%, tăng cao so với mức 21,1% cùng kỳ năm trước.
HDBank đã tiên phong chuyển đổi số toàn diện với nhiều sản phẩm tiện ích trên nền tảng số, đồng thời mở rộng các gói tín dụng hỗ trợ khách hàng cá nhân, SME trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng, lãi suất thấp, nhằm tiếp sức phục hồi và phát triển sau đợt dịch.
Hạng mục Báo cáo thường niên 2021 cũng được Ban tổ chức đưa nội dung báo cáo về phát thải khí nhà kính vào bộ tiêu chí chấm theo hình thức điểm thưởng. Đây là nội dung nhằm khuyến khích các công ty niêm yết đi đầu trong thực hiện cam kết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ứng phó với biến đổi khí hậu, từ đó lan tỏa hiệu ứng tích cực đến cộng đồng doanh nghiệp.
Đóng góp cho sự phát triển kinh tế xanh và tăng trưởng bền vững của Việt Nam, HDBank đã tiên phong “xanh hóa” dòng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo cùng phương án sản xuất thân thiện với môi trường; Đồng thời thực hiện hàng loạt ký kết với DEG (định chế tài chính phát triển thuộc Ngân hàng Tái thiết KFW của Đức), Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp), Quỹ Đầu tư quốc tế Affinity với tổng giá trị hơn 700 triệu USD nhằm tài trợ cho các dự án phát triển bền vững tại Việt Nam.
Đây cũng là điểm “xanh” tuyệt đối của HDBank trong hạng mục này, thể hiện vai trò tiên phong của HDBank trong hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, tăng trưởng kinh tế gắn liền với bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.
Bà Trần Anh Đào – Phó tổng giám đốc Hose cho biết: “Trong giai đoạn phát triển sắp tới, khi hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ, quản trị tốt và hướng đến phát triển vền vững là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp trên toàn cầu cũng như các định chế tài chính và nhà đầu tư có tổ chức, Ban Tổ chức Cuộc Bình chọn tiếp tục cùng với các bên liên quan làm hết sức mình để nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin và năng lực quản trị công ty của doanh nghiệp niêm yết, hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường và xa hơn nữa là nâng tầm hình ảnh và vị thế của thị trường chứng khoán Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”.
Theo đó, sự hiện diện của nhóm ngân hàng và HDBank trong top các doanh nghiệp niêm yết vốn hóa lớn dẫn đầu báo cáo thường niên tốt nhất, tiếp tục khẳng định vai trò của các doanh nghiệp “cổ phiếu vua” dẫn dắt thị trường.
Trước VLCA 2021, HDBank cũng vinh dự đón nhận hàng loạt giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế: Top công ty niêm yết tốt nhất 2021 của Forbes; Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam 2021 do Tạp chí Asiamoney bình chọn; Top 5 ngân hàng uy tín nhất Việt Nam; Ngân hàng xuất sắc nhất và Ngân hàng Chuyển đổi số xuất sắc nhất Việt Nam năm 2021 do Global Brand Award - Giải thưởng Thương hiệu toàn cầu trao tặng. Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đã nâng triển vọng tín nhiệm của HDBank từ ổn định lên tích.
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử