
-
4 tháng, EVNGENCO1 sản xuất 12,144 tỷ kWh điện
-
HANOISME đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Nam Định thành lập Hội đồng thẩm định Dự án Nhà máy thép xanh số 1 Xuân Thiện
-
ACV đạt doanh thu lịch sử; TMT Motors muốn phủ sóng trạm sạc; Vosco than thị trường tàu hàng khô “tồi tệ"
-
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra kỷ nguyên mới cho kinh tế tư nhân -
Vietnam Airlines chính thức nối lại đường bay thẳng đến Nga
![]() |
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc trao Huân chương Lao động hạng nhì cho VIMC hôm 10/5 để ghi nhận những thành tích và đóng góp to lớn của cán bộ, công nhân viên Tổng công ty trong suốt 30 năm xây dựng, phát triển. |
"Trong những giấc mơ tăm tối nhất cũng không ngờ được, sẽ có một ngày chúng tôi rơi vào thời kỳ khó khăn đến thế", ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) chia sẻ về thời điểm khó khăn nhất trong hành trình 30 năm hình thành, phát triển của doanh nghiệp được đánh giá là đầu tàu trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam.
Vượt qua “bão tố”
VIMC (trước đây là Vinalines) được thành lập ngày 29/4/1995 trên cơ sở sắp xếp lại một số doanh nghiệp vận tải biển, khai thác cảng và dịch vụ hàng hải.
Khởi đầu với số vốn điều lệ chưa đến 1.500 tỷ đồng và đội tàu gồm 49 chiếc với tuổi trung bình 21,5 năm, tổng trọng tải 400.000 DWT. Khi đó, Tổng công ty thậm chí không có bến cảng chuyên dụng, chỉ có vỏn vẹn 6.900 m cầu bến.
Trong hành trình 30 năm hình thành, phát triển từ con số 0, VIMC đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, trong đó thời kỳ đỉnh cao (2008) có lúc đội tàu của Tổng công ty lên tới 159 chiếc, tổng trọng tải gần 3,5 triệu DWT và chiếm 45% tổng tải trọng của đội tàu biển quốc gia khi đó.
Trong giai đoạn này, VIMC chính là biểu tượng của sự thịnh vượng, là “con gà đẻ trứng vàng” của ngành giao thông vận tải. Việc xuống tàu, được làm việc tại VOSCO hay các đơn vị thành viên khác của VIMC là bước mơ của bất kỳ sinh viên đại học hàng hải, đại học giao thông thời đó.
Sóng lớn bắt đầu ập đến VIMC vào cuối năm 2008 khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này, VIMC chính là một trong những doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nền nhất, tưởng như bị nhấn chìm trong cơn sóng dữ của thị trường.
Nếu như vào tháng 5/2008, chỉ số thuê tàu hàng rời khô Baltic (BDI) được đánh giá là phong vũ biểu của vận tải biển đang ở mức 11.783 điểm, thì đến cuối tháng 2/2012 chỉ còn 622 điểm. Nhu cầu về hàng hóa toàn cầu lao dốc đã dẫn tới dư thừa năng lực đội tàu biển toàn cầu.
“Đội tàu 159 chiếc với trọng tải 3,5 triệu tấn vừa được đầu tư mạnh tay đã trở thành một gánh nặng lớn đối với VIMC. Việc phải tiếp nhận thêm các doanh nghiệp thua lỗ từ Vinashin càng như một đòn giáng liên hoàn. Thu không đủ bù chi, tất cả những nguồn lực dự trữ khi đó đều đã cạn kiệt”, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh nhớ lại.
Theo ông Nguyễn Văn Công, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải - người trực tiếp tham gia xây dựng, trình Bộ Chính trị xem xét thông qua Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, sau những nỗ lực vùng vẫy bất thành, đến năm 2012, doanh nghiệp đã ở bên bờ vực phá sản, chết lâm sàng.
“Khó khăn chồng chất khi hàng chục con tàu bị bắt tại nước ngoài vì nợ tiền. Gay go nhất là sau khi bị bắt tàu, họ không cung cấp thức ăn cho thuyền viên. Nhiều thuyền viên gọi về trong nước mắt, gia đình thuyền viên gửi đơn kêu cứu khắp nơi… Tình trạng khi ấy tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lúc nào cũng căng như dây đàn”, ông Công cho biết.
Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, đến đầu tháng 2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015.
Cần phải nói thêm rằng, mặc dù đã có trong tay Đề án, nhưng để “trục vớt con tàu đắm” - khi ấy còn mang tên Vinalines đòi hỏi các bên liên quan, đặc biệt là cán bộ, công nhân viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phải nỗ lực cao độ.
Trong đó, mỗi bước đi của VIMC là một câu chuyện của ý chí, của sự kiên cường, bản lĩnh và cả những bài học đắt giá.
“Chính trong những khoảnh khắc cam go nhất, với tinh thần đoàn kết, lòng tự hào nghề biển và niềm tin “sóng dữ không thể nào đánh chìm những ai chèo lái vững vàng” đã giúp VIMC đã từng bước vực dậy và vươn lên mạnh mẽ”, ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch HĐQT VIMC nhớ lại.
Cùng với những định hướng, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Chính phủ như ngọn hải đăng soi đường giữa đêm tối và được thôi thúc bởi lòng tự trọng và khí chất kiên cường của người đi biển, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên VIMC đã nỗ lực tìm ra các giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ.
Cụ thể, Tổng công ty đã mạnh dạn tái cơ cấu toàn diện, tập trung vào 3 lĩnh vực cốt lõi: khai thác cảng biển, vận tải biển và dịch vụ hàng hải; đồng thời tinh giản bộ máy, dũng cảm cắt bỏ những đơn vị không hiệu quả và quyết liệt đổi mới phương thức quản trị lẫn phương thức kinh doanh.
VIMC cũng đã áp dụng mạnh mẽ các công cụ quản lý hiện đại, xác định chiến lược “lấy khách hàng làm trung tâm” và “ lấy con người làm trung tâm” trở thành kim chỉ nam trong mọi quyết định.
Bằng những chiến lược đúng đắn và tinh thần kiên cường, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã hoàn thành một trong những nhiệm vụ tưởng như bất khả thi, từng bước khắc phục thua lỗ, đưa con tàu VIMC nổi lên. Vốn chủ sở hữu của VIMC đã hồi phục hoàn toàn, từ mức âm tới 7.000 tỷ đồng lên gần 17.000 tỷ đồng vào cuối năm 2024.
“Những nỗ lực cải cách trong suốt ba thập kỷ qua không chỉ giúp VIMC thoát khỏi khó khăn, mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững, tạo tiền đề cho sự bứt phá mạnh mẽ trong tương lai”, ông Lê Anh Sơn cho biết.
![]() |
Phói cảnh Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ - một dự án chiến lược của VIMC trong 5 - 10 năm tới. |
Vị thế mới, vai trò mới
Một bước chuyển quan trọng khác đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2021 là việc Tổng công ty đã chuyển đổi thành công sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Sau kỳ họp Đại hội cổ đông lần đầu tiên vào ngày 12/8/2020, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã chính thức chuyển sang kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần kể từ ngày 18/8/2020.
Trước đó, vào năm 2018, doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 751/QĐ-TTg về việc phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Đây là kết quả đạt được sau nhiều nỗ lực không ngừng trải qua những khó khăn, vướng mắc của toàn thể doanh nghiệp.
Đồng thời, Tổng công ty cũng tiến hành áp dụng bộ nhận diện thương hiệu mới cho doanh nghiệp dựa trên tên giao dịch quốc tế mới VIMC, thay cho tên gọi cũ là Vinalines.
Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu cũng đồng thời thể hiện quyết tâm đổi mới không ngừng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Chuyển sang mô hình quản trị công ty cổ phần, Tổng công ty cũng đặt ra cho mình những thước đo tiêu chuẩn mới trong kinh doanh, đảm bảo sự phát triển ổn định vào thời điểm nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay.
VIMC đã chuyển mình trở thành doanh nghiệp đại chúng với giá trị vốn hóa đạt trên 100.000 tỷ đồng, quản lý hơn 16 cảng biển trọng điểm, chiếm gần 30% thị phần hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam, đồng thời sở hữu đội tàu vận tải biển với năng lực vận tải ngày càng được nâng cao.
“VIMC còn đi đầu thực hiện một trong 3 đột phá chiến lược để phát triển bền vững theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII - đó là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại thông qua các hoạt động mở rộng đầu tư phát triển đặc biệt là hệ thống cảng biển nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế và đội tàu vận tải biển hiện đại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, ông Lê Anh Sơn cho biết.
Một trong những điểm sáng trong chiến lược phát triển của VIMC trong thời gian vừa qua là việc đầu tư vào các cảng nước sâu, đón đầu xu hướng vận tải biển quốc tế.
Những cảng như Cái Mép - Thị Vải, Lạch Huyện đang trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng, có thể tiếp nhận những siêu tàu trọng tải lớn nhất thế giới và sắp tới là cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Đây là một dự án được đánh giá sẽ biến vùng Đông Nam Bộ trở thành cảng trung chuyển quốc tế số 1 Đông Nam Á, thúc đẩy kinh tế toàn vùng Đông Nam Bộ, góp phần thúc đẩy chiến lược biển quốc gia, đồng thời khẳng định vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bước vào giai đoạn mới, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam không chỉ đặt mục tiêu phát triển ổn định, mà còn hướng đến những tham vọng lớn hơn.
Trong những năm tới, VIMC đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển, mở rộng dịch vụ logistics và đầu tư vào đội tàu theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường. Công ty đã và đang hợp tác với các tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới nhằm tăng cường kết nối hàng hải quốc tế.
Bên cạnh đó, VIMC cũng chú trọng đến các giải pháp số hóa, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) vào vận hành cảng và quản lý chuỗi cung ứng. Việc ứng dụng công nghệ số sẽ giúp tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả khai thác và giảm thiểu tác động môi trường, hướng đến phát triển bền vững.
Ngoài ra, VIMC cũng tập trung phát triển các trung tâm logistics hiện đại tại Hải Phòng, Đà Nẵng và TP.HCM, góp phần tối ưu hóa chuỗi cung ứng hàng hải. Những trung tâm này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các tuyến vận tải quốc tế, giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam trên thị trường khu vực và toàn cầu.
“Với vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành hàng hải Việt Nam, VIMC cam kết tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, thúc đẩy thương mại quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển quốc gia.
Định hướng trong thời gian tới, VIMC không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, mà còn hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế về vận tải biển xanh và logistics thông minh”, ông Lê Anh Sơn khẳng định.

-
Hé lộ hành trình bứt phá thoát âm vốn sở hữu của “ông lớn” hàng hải Việt Nam -
ACV đạt doanh thu lịch sử; TMT Motors muốn phủ sóng trạm sạc; Vosco than thị trường tàu hàng khô “tồi tệ" -
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra kỷ nguyên mới cho kinh tế tư nhân -
Bài 2: Điểm xoay của bản đồ sống Việt Nam -
Gỡ bỏ rào cản kỹ thuật, mở cửa thị trường cho nông sản Mỹ vào Việt Nam -
Vietnam Airlines chính thức nối lại đường bay thẳng đến Nga -
Gỡ nỗi lo hình sự hóa, doanh nghiệp tư nhân sẽ yên tâm rót vốn đầu tư
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”