Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 15 tháng 05 năm 2024,
Hé lộ nguyên nhân Air Mekong gẫy cánh
Anh Minh - 12/01/2015 08:49
 
Có sự chuẩn bị khá bài bản, chuyên nghiệp từ việc thuê tàu bay còn rất mới cũng như tổ bay của nhà khai thác đường bay thuộc loại giỏi, nổi tiếng thế giới, song Air Mekong vẫn phải sớm dừng cuộc chơi.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Air Mekong chính thức bị thu hồi giấy phép bay: Sếu đầu đỏ "tuyệt chủng"
Ông Đoàn Quốc Việt: Đại gia cũng ngại bị thâu tóm
“Tôi không chỉ là cậu ấm”

Theo các chuyên gia, không phải đợi đến khi Bộ GTVT rút giấy phép Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không (KDVCHK), sứ mệnh của đội tàu bay 4 chiếc Bombardier CRJ900 của Air Mekong tại Việt Nam thực ra đã kết thúc vào 0 giờ ngày 2/12/2012 khi Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được đưa vào hoạt động.

Hé lộ nguyên nhân Air Mekong gẫy cánh

Air Mekong gẫy cánh để lại nhiều nuối tiếc về một hãng hàng không truyền thống, hoạt động khá bài bản

Cụ thể, với việc sân bay mới này đón được các loại tàu bay B747-400 và tương đương trở xuống, Air Mekong đã đánh mất chút lợi thế cuối cùng trên đường bay thẳng dài nhất Việt Nam từ Hà Nội tới Phú Quốc.

Vào thời điểm cuối tháng 12/2012, mặc dù đang khai thác 13 đường bay đến 9 điểm nội địa, nhưng đường bay thẳng Hà Nội - Phú Quốc cùng một số đường bay biển đảo khác vẫn được lãnh đạo Air Mekong đặt nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp của cảng hàng không Phú Quốc, hiện các sân bay tại Việt Nam cũng đang dần được đầu tư để đón được các máy bay có tải trọng lớn.

Khi không phát huy được ưu điểm cất, hạ cánh được trên đường băng ngắn, tàu bay Bombardier CRJ900 của Air Mekong vốn chỉ chở được 90 chỗ hiện đã trở thành gánh nặng của hãng trong cuộc cạnh tranh trực diện với đội tàu bay A320, Airbus321, B777 của Vietnam Airlines, VietJetAir, Jetstar Pacific có tiện nghi tốt hơn, năng lực chuyên chở vượt trội.

Cần phải nói thêm rằng, trong chiến lược kinh doanh của mình, Air Mekong đã chủ động tránh đối đầu trực diện trên các đường bay trục như Hà Nội - Tp.HM, Hà Nội - Đà Nẵng với Vietnam Airlines hãng hàng không hiện nắm tới 80% thị phần hàng không nội địa và sở hữu đội bay lên tới 80 chiếc.

Trước đó, nhờ máy bay phản lực hiện đại, có tính linh hoạt cao Bombardier CRJ 900, Air Mekong đã làm những việc chưa có tiền lệ như bay thẳng Hà Nội - Phú Quốc, đưa máy bay phản lực thương mại đến sân bay Pleiku, Côn Đảo, Phú Quốc.

“Không thể đánh giá thấp chiến lược kinh doanh của Air Mekong, thậm chí trong năm đầu hoạt động, việc lựa chọn đường bay ngách và tàu bay Bombardier CRJ 900 vẫn là lối đi có tính hợp lý cao tại thị trường hàng không nội địa”, ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam  bình luận.

Vietnam Airlines mua liền 18 máy bay hiện đại

(Baodautu.vn) Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ trang bị thêm 18 chiếc máy bay "xịn" vào năm 2015, trong đó có 08 máy bay Boeing B787-9 và 10 máy bay Airbus A350 - XWB.

VietjetAir vươn cánh bay tới thị trường Ấn Độ

(Baodautu.vn) Việc Vietjet, hãng hàng không tư nhân đầu tiên mở đường bay quốc tế đã ghi nhận sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam trong xu hướng hội nhập và mở cửa bầu trời. 

Cận cảnh thủy phi cơ hiện đại nhất Việt Nam đổ bộ Nội Bài

(Baodautu.vn) Cách đây ít phút, Hãng hàng không Hải Âu thuộc Tập đoàn Thiên Minh (TMG) chính thức đón 2 chiếc thủy phi cơ Cessna Grand Caravan EX thuộc thế hệ hiện đại nhất của Mỹ về đến Sân bay Quốc tế Nội Bài.

Cũng theo ông Quang, trái với sự chuẩn bị hời hợt của Indochina Airlines, Air Mekong có sự chuẩn bị khá bài bản, chuyên nghiệp từ việc thuê tàu bay còn rất mới cũng như tổ bay của nhà khai thác đường bay thuộc loại giỏi, nổi tiếng thế giới -  Sky West … đến phát triển hệ thống đại lý trên khắp cả nước.                   

Tuy nhiên, cùng với việc đội bay Bombardier CRJ900 không còn ưu thế, suy thoái kinh tế cũng đã khiến lượng khách của Air Mekong bị ảnh hưởng, trong đó có đường bay Hà Nội - Phú Quốc, Hà Nội - Côn Đảo… vốn chỉ dành cho khách du lịch có tiền.

Bên cạnh đó, dù được xác định là hãng hàng không truyền thống nhưng trên Air Mekong vẫn bị cuốn vào cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá vé với các đối thủ, đặc biệt là trong năm 2012. Có những thời điểm, giá vé khuyến mại của Air Mekong từ Hà Nội tới Tp.HCM, Phú Quốc chỉ khoảng 900.000 đồng/lượt, thấp khá xa so với chi phí vốn.

Theo một nguồn tin, chỉ trong trong hai năm hoạt động, Air Mekong đã ngốn khoảng 800 - 1.000 tỉ đồng, vượt quá sức chịu đựng của BIM dù công ty mẹ đã lên kế hoạch “lỗ” trong vòng 3 năm đầu hoạt động.

Indochina Airlines và Air Mekong đều có điểm chung là thuê, mua dịch vụ, phụ thuộc bên ngoài quá nhiều, trong đó có cả việc thuê hệ thống khai thác bảo đảm kỹ thuật, bảo dưỡng bảo đảm kỹ thuật với chi phí rất đắt.

Đây có lẽ là lý do khiến Air Mekong có có thể gượng dậy dù hãng này đã lên kế hoạch tái cơ cấu toàn diện để chuyển đổi thành hãng hàng không chi phí thấp tập trung vào các đường bay dài, trong đó có cả đường bay quốc tế.

Việc Air Mekong không thể trở lại, xét cho cùng, ngoài nỗi đau của "ông chủ đầm tôm thích bay" Đoàn Quốc Việt, hành khách sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều khi thị trường hàng không bớt một đối thủ cạnh tranh được đánh giá là khá chuyên nghiệp.

Công ty Cổ phần Hàng không Mê Kông, còn được gọi là Air Mekong, là một hãng hàng không tư nhân thứ 3 tại Việt Nam. Hãng đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/10/2010.

Air Mekong thuê bốn chiếc máy bay Bombardier CRJ 900 từ hãng hàng không SkyWest Airlines, mỗi chiếc được trang bị 90 chỗ ngồi bao gồm cả hạng thương gia và tiết kiệm. Trong năm 2011, Air Mekong thực hiện 10.750 chuyến bay và chuyên chở khoảng 710 ngàn hành khách. Hãng đã ngừng bay từ 28/2/2013. Đến ngày 6/1/2015, Bộ Giao thông Vận tải đã có quyết định số 22/QĐ - BGTVT hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 06/2008/GPKDVCHK ngày 30/10/2008 mà Bộ Giao thông Vận tải đã cấp cho Air Mekong.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư