-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
Một đoạn cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. |
Đúng một tháng sau khi nhận được yêu cầu hoàn chỉnh Đề án về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, vào cuối tuần trước, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Báo cáo số 402/BC – UBND gửi Bộ GTVT về tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc của Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - TP. Lạng Sơn đoạn Km45+100-Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500.
Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
Dự án BOT có tên rất dài này nhưng được biết đến nhiều hơn với cái tên Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn bao gồm 2 hạng mục: xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh và tăng cường mặt đường cho Quốc lộ 1 đoạn từ Bắc Giang tới Lạng Sơn.
Tại Báo cáo số 402, ông Lương Ngọc Quỳnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, các nội dung trong bản báo cáo chi tiết dài tới 24 trang là kết quả của cuộc làm việc giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và đơn vị tài trợ tín dụng là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank được tổ chức vào đầu tháng 8/2024.
Cần phải nói thêm rằng, Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn là một trong số ba dự án BOT giao thông do chính quyền các địa phương giữ vai trò cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đang được Bộ Giao thông vận tải - GTVT đưa vào Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông.
Điểm nhấn nổi bật nhất trong Báo cáo số 402 là việc UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất áp dụng giải pháp sửa đổi hợp đồng và bổ sung vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Cụ thể, UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ vốn Ngân sách Trung ương cho Dự án với số tiền khoảng 4.600 tỷ đồng như đề nghị của doanh nghiệp dự án nhằm bù đắp dòng tiền thâm hụt trong thời gian thu phí hoàn vốn đảm bảo phương án tài chính (khi đó thời gian hoàn vốn của dự án còn khoảng 28 năm 7 tháng).
UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện việc cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho Dự án.
Trước đó, vào cuối tháng 3/2024, trong nỗ lực “giải cứu” Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Tờ trình số 23/TTr – UBND đề nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét, đồng ý chủ trương hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương khoảng 5.600 tỷ đồng (không quá 50% theo giá trị kiểm toán, quyết toán của Dự án) để bù đắp dòng tiền thâm hụt trong thời gian thu phí hoàn vốn đảm bảo phương án tài chính và đảm bảo vận hành, khai thác ổn định công trình.
Như vậy, so với phương án tháng 3/2024, số tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đã giảm khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là điểm khác biệt duy nhất trong phương án giải cứu Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn được UBND tỉnh Lạng Sơn đề cập trong Báo cáo số 402.
Được biết để có thể giảm 1.000 tỷ đồng hỗ trợ của Nhà nước, tại cuộc họp có mặt của “ba nhà” là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn (đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền); nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và Vietinbank (nhà tài trợ), các bên đã thống nhất thực hiện theo đúng nguyên tắc chỉ đạo của Thủ tướng khi xử lý các khó khănm vướng mắc tại Dự án là “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.
Cụ thể, nhà tài trợ vốn thống nhất điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trong thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm phê duyệt nhưng không quá 31/7/2025, từ 10,5%/năm xuống 9,5%/năm. Đồng thời điều chỉnh lãi suất cơ sở và biên độ tại công thức tính lãi suất cho vay tại hợp đồng tín dụng như sau: lãi suất cơ sở được xác định bằng lãi suất huy động tiết kiệm, trả lãi sau, kỳ hạn 12 tháng được bên cho vay thông báo vào ngày xác định lãi suất; biên độ 3,5%/năm. Phía nhà đầu tư cũng thống nhất sẽ giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 11,5% xuống 11%.
Hài hoà lợi ích
Được biết, ngoài giải pháp sửa đổi hợp đồng và bổ sung vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn và nhà đầu tư, nhà tài trợ vốn cũng đã cân nhắc 2 phương án tháo gỡ, khó khăn vướng mắc khác: tiếp tục thực hiện theo hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.
Đối với phương án thực hiện theo hợp đồng, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết đây là phương án được UBND tỉnh Lạng Sơn áp dụng trong gần 5 năm vừa qua. Nếu tiếp tục thực hiện theo phương án này thì không cần bổ sung vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho dự án nhưng tồn tại hàng loạt các hạn chế rất khó xử lý.
Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, trên cơ sở lưu lượng thực tế trên tuyến và dự kiến tốc độ tăng trưởng cho các năm tiếp theo, kết quả tính toán phương án tài chính của nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án cho thấy thời gian hoàn vốn của dự án khoảng 44 năm 11 tháng, trong khi thời gian hoàn vốn ban đầu là 18 năm 3 tháng.
Điều này không chỉ gây khó khăn cho phía nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án mà còn cho cả phía ngân hàng cung cấp tín dụng trong quá trình xử lý khoản vay, cơ cấu nợ của dự án.
Bên cạnh đó, do dự án không có sự tham gia của vốn ngân sách nhà nước, không có cơ chế chia sẻ doanh thu nên giải pháp chỉ kéo dài thời gian thu phí theo quy định của hợp đồng mà không có sự hỗ trợ, chia sẻ doanh thu từ phía Nhà nước sẽ không thực sự giải quyết được các khó khăn, vướng mắc của dự án.
Đối với giải pháp chấm dứt hợp đồng, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Dự án cần bố trí khoảng 11.267 tỷ đồng để thanh toán các chi phí mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã thực hiện sẽ giải quyết được ngay các khó khăn, vướng mắc của dự án.
Việc bố trí 11.267 tỷ đồng trong giai đoạn hiện nay sẽ gây áp lực tương đối lớn lên ngân sách nhà nước, mặt khác các nhà đầu tư cũng sẽ có thiệt hại khi đầu tư không có lợi nhuận và phía ngân hàng cung cấp tín dụng cũng sẽ không thu được phần lãi vay chưa trả từ giai đoạn đưa vào vận hành khai thác dự án cho đến nay, dẫn tới mất vốn tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Như vậy, giải pháp chấm dứt hợp đồng là khó khả thi do sẽ tạo áp lực lớn lên ngân sách nhà nước, đồng thời gây thiệt hại cho cả phía Nhà nước và Nhà đầu tư.
Như vậy, trong số 3 phương án được đặt ra thì chỉ có giải pháp sửa đổi hợp đồng và bổ sung vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ mới có thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án; đồng thời đảm bảo dự án tiếp tục được thực hiện.
“Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được thực hiện theo các quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức PPP, được đầu tư bằng 100% nguồn vốn do nhà đầu tư huy động, không có sự tham gia của vốn Ngân sách nhà nước, không có cơ chế chia sẻ doanh thu nên giải pháp kéo dài thời gian thu phí mà không có sự hỗ trợ, chia sẻ doanh thu từ phía Nhà nước sẽ khó trong việc giải quyết được các khó khăn, vướng mắc của dự án”, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đánh giá.
Cần phải nói thêm rằng, Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn là một trong những công trình BOT có số phận “truân chuyên” bậc nhất xét cả quá trình triển khai (3 lần đổi chủ đầu tư) lẫn quá trình thu phí hoàn vốn.
Các khó khăn, vướng mắc này của Dự án đã được Kiểm toán nhà nước xác nhận trong Thông báo số 09/TB-KTNN2 ngày 16/1/2020.
Cụ thể, theo phương án tài chính ban đầu, Dự án được thu phí hoàn vốn tại 2 trạm trên Quốc lộ 1 (tại Km 24+800 và Km93+160) và các trạm trên tuyến cao tốc, dự kiến doanh thu của Dự án là 93 tỷ đồng/tháng. Trong quá trình triển khai do các yếu tố khách quan dẫn đến doanh thu thu phí hiện nay của Dự án chỉ còn khoảng 30 tỷ đồng/tháng, đạt khoảng 32% phương án tài chính ban đầu, dẫn đến thâm hụt dòng tiền hoàn vốn của Dự án, không đủ chi trả gốc và lãi phát sinh đối với ngân hàng cho vay vốn.
Doanh thu thực tế từ khi thu phí ngày 1/6/2018 đến hết tháng 6/2024 của tuyến cao tốc và Trạm thu phí Km93+160, Quốc lộ 1 đạt 1.905,439 tỷ đồng, tương đương 41,6% giá trị lũy kế dự kiến theo hợp đồng.
Bên cạnh đó, việc chưa hoàn thành Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT để kết nối đồng bộ thông tuyến đến TP. Lạng Sơn và cửa khẩu Hữu Nghị theo kế hoạch; mặt khác việc ảnh hưởng của dịch COVID-19, chính sách biên mậu của Trung Quốc đối với các cửa khẩu dẫn đến tốc độ tăng trưởng lưu lượng và phân bổ lưu lượng phương tiện trên tuyến cao tốc không đảm bảo như dự báo trong phương án tài chính được phê duyệt.
Bên cạnh đó, Dự án được Vietinbank chi nhánh Hà Nội cung cấp hạn mức tín dụng 10.169 tỷ đồng, đã giải ngân khoảng 9.229 tỷ đồng, từ ngày 31/12/2020 ngân hàng đã dừng giải ngân vốn tín dụng cho dự án do vướng mắc các quy định pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng (còn khoảng 940 tỷ đồng chưa giải ngân).
“Hiện công nợ dự án còn khoảng trên 400 tỷ đồng đối với phần xây lắp và khoảng 21 tỷ đồng kinh phí giải phóng mặt bằng do nguồn vốn tín dụng dừng giải ngân từ tháng 10/2020 dẫn đến khiếu kiện kéo dài của các Nhà thầu thi công dự án, nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình vận hành khai thác bình thường dự án”, đại diện Doanh nghiệp dự án xác nhận.
- Cơ quan có thẩm quyền: Trước ngày 25/5/2018: Bộ GTVT; từ ngày 25/5/2018 đến nay: UBND tỉnh Lạng Sơn.
- Nhà đầu tư thực hiện: Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả - Công ty cổ phần Lizen - Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty TNHH Xây dựng Mỹ Đà.
- Doanh nghiệp dự án: Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn.
- Phạm vi dự án: Tuyến cao tốc có chiều dài khoảng 63,4 km; Quốc lộ 1 có chiều dài khoảng 110,2 km.
- Tổng mức đầu tư: 12.188,664 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 1.654,47 tỷ đồng (tương đương 13,5% tổng vốn đầu tư); vốn vay là 10.543,194 tỷ đồng (tương đương 86,5% tổng vốn đầu tư); vốn ngân sách nhà nước là 0 đồng.
- Lãi suất vay trong thời gian xây dựng và thời gian khai thác là 10,5%/năm; lợi nhuận cho nhà đầu tư: 11,5%/năm.
- Sử dụng doanh thu tại các trạm thu phí đặt tại Km93+160, Quốc lộ 1 và trên tuyến cao tốc để hoàn vốn đầu tư cho dự án (bỏ trạm Km24+900, Quốc lộ 1).
- Hình thức thu phí: thu phí kín đối với tuyến cao tốc, thu phí hở đối với tuyến Quốc lộ 1, lộ trình tăng phí là 15%/3 năm.
- Thời gian thu phí hoàn vốn dự án: khoảng 28 năm 7 tháng (đến năm 2048).
-
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025