
-
TP.HCM phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 5
-
Nối dài nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể
-
Hậu quả vì “tự làm bác sỹ” khi bị đau mắt đỏ
-
Cần đầu tư nguồn lực ứng phó với dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng
-
Đáng lo tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi -
Hà Nội: Hai phòng khám tư nhân bị đình chỉ hoạt động
Theo các bác sĩ của Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, thời gian qua cơ sở tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện với các dấu hiệu nặng do trứng nghiện rượu bia.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Thói quen lạm dụng rượu bia có lẽ đến từ việc tiêu thụ rượu bia quá lớn hiện nay. Qua báo cáo của ngành Y tế, mức độ tiêu thụ đồ uống có cồn là 3.8 lít cồn nguyên chất với người trên 15 tuổi giai đoạn từ 2003 - 2005 đến 6.6 lít cồn/năm giai đoạn 2008.
Đến 2018 lượng tiêu thụ là 4 tỉ lít bia, 3,5 triệu lít rượu, đưa Việt Nam vào nước tiêu thụ rượu bia đứng đầu Đông Nam Á và thứ 3 ở Châu Á, ở vị trí 29 trên thế giới về chỉ số sử dụng rượu bia. Tỉ lệ dân số từ 18 - 21 sử dụng rượu bia chiếm 67%.
Các chuyên gia nhiều lần cảnh báo rượu bia là chất gây nghiện gây nhiều biến chứng về tâm thần, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới.
Nghiên cứu của Viện sức khỏe tâm thần quốc gia cho hay tỉ lệ bệnh nhân nhập viện loạn thần do sử dụng nghiện chất thì rượu đứng hàng đầu.
Trong đó, 26.6 % bệnh nhân vào viện để cai chủ động hoặc triệu chứng cai nhẹ, 6,5 % bệnh nhân vào vì sảng rượu, 59 % bệnh nhân vào viện vì loạn thần do rượu.
Cũng theo chuyên gia, lạm dụng rượu gây hại cả về thể chất và tinh thần. Các trường hợp hay gặp như loạn thần do rượu bệnh nhân có triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, rối loạn cảm xúc như hưng cảm, trầm cảm, suy giảm trí nhớ và nhận thức, rối loạn chức năng tình dục.
Ngoài lạm dụng rượu, bia trong giai đoạn gần đây, thua độ bóng đá, thua lỗ trong đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đất đai… được cho là nguyên nhân chính khiến nhiều người stress, rối loạn tâm thần.
Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số, nghĩa là có gần 15 triệu người. GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, hiện nay vấn đề rối loạn tâm thần đang có chiều hướng gia tăng. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số, nghĩa là có gần 15 triệu người.
Tuy nhiên, đa số người dân cho rằng rối loạn tâm thần chỉ là tâm thần phân liệt (dân gian thường gọi là điên). Thực tế tỉ lệ tâm thần phân liệt là 0,47% dân số;
Trầm cảm, lo âu chiếm tỉ lệ cao, tới 5-6% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn tâm thần liên quan tới sử dụng rượu bia, ma túy và các chất gây nghiện khác… Ai cũng có thể mắc rối loạn tâm thần, ít nhất là ở một giai đoạn, thời điểm nào đó của cuộc đời.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, rối loạn tâm thần là một vấn đề rất lớn của xã hội hiện đại, bao gồm trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm thần phân liệt và các rối loạn tâm thần khác, mất trí nhớ, thiểu năng trí tuệ và rối loạn phát triển bao gồm tự kỷ. Rất nhiều trường hợp tự sát vì chuyện tình cảm, vì mâu thuẫn cá nhân, vì áp lực học tập.
Theo chuyên gia, xã hội phát triển, các khủng hoảng tâm lý cũng tăng lên theo nhịp độ cuộc sống. Thế nhưng, nhiều phụ huynh và chính bản thân trẻ coi việc thừa nhận mình có vấn đề tâm lý, phải đến các phòng khám là điều đáng xấu hổ.
Rất ít phụ huynh hiểu biết về bệnh tâm lý; đa số phụ huynh không tin, không hiểu con đang gặp vấn đề. Các em không nói chuyện được với phụ huynh chủ yếu do khoảng cách gây nên bởi áp lực gia đình.
Nhiều em rạch cổ tay đầy sẹo; thế nhưng dù bác sĩ kê đơn, phụ huynh vẫn không chấp nhận, cho rằng trẻ đang ở tuổi dậy thì, thích thể hiện, làm quá lên. Hoặc có khi phụ huynh sẵn sàng hỗ trợ nhưng trẻ lại không hiểu tình trạng của mình.
Thường bác sĩ phải dặn phụ huynh nói với con đây chỉ là buổi tư vấn, trò chuyện bình thường, vì nếu nói đi khám tâm lý thì các em không hợp tác.
Chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, áp lực của cuộc sống sẽ kéo dài liên tục suốt cuộc đời của mỗi một người. Do vậy mọi người hãy tạo dựng một cuộc sống thanh bình, tránh tạo áp lực quá lớn cho bản thân. Ngoài ra, cũng cần vệ sinh giấc ngủ thật tốt, ngủ đủ từ 7 đến 10 tiếng trong một ngày và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Còn theo TS. Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều bậc phụ huynh cũng coi những biến đổi tâm lý của trẻ em nhiều khi là do phản ứng thái quá vì căng thẳng hoặc cho rằng đó là tâm lý tuổi dậy thì, đến khi trẻ có những phản ứng gây nguy hiểm cho tính mạng thì can thiệp quá muộn.
Việc phát hiện, điều trị giúp các em vượt qua những rối loạn đòi hỏi sự quan tâm sát sao của các bậc phụ huynh. “Chúng ta cần phải đặt vào vị trí của các em nhỏ, đừng áp đặt tâm lý của người lớn lên trẻ em. Chúng tôi mong muốn được đồng hành với các gia đình và nhà trường, bảo đảm các em có sự phát triển hoàn hảo khi trưởng thành”, TS. Loan cho biết.

-
Tin mới về y tế ngày 3/10: Hà Nội xử phạt 39 cơ sở hành nghề y dược có sai phạm -
Cần đầu tư nguồn lực ứng phó với dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng -
Tin mới về y tế ngày 2/10: Hà Nội vẫn đang ở đỉnh dịch chân tay miệng -
Tin mới về y tế ngày 1/10: Nỗi lo trẻ hoá bệnh nhân tim mạch -
Đáng lo tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi -
Đầu tư cho tiêm chủng: Chi phí thấp, lợi ích cao -
Hà Nội: Hai phòng khám tư nhân bị đình chỉ hoạt động
-
Coca-Cola tái khẳng định cam kết đầu tư bền vững tại Việt Nam
-
Khách hàng hào hứng với kế hoạch 10 năm nhân vốn của Công ty Metro Star
-
Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước mời hợp tác đầu tư
-
Khách có nhu cầu ở thực ưu tiên lựa chọn căn hộ hoàn thiện Zen Tower - Feliz Homes
-
Công bố Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam (VBE500) năm 2023
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 4/10/2023