
-
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ
-
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc
-
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU
-
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng
-
EVNGENCO1 tập trung sản xuất điện cho cao điểm mùa khô -
DragonGroup hợp tác với Agribank Bắc Thái Bình triển khai dự án khu công nghiệp tại Hà Tĩnh
Bộ Công thương cho biết, việc nâng công suất này được căn cứ vào Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035.
Trong đó, Nhà máy bia Heineken Việt Nam đã được xác định trong Quy hoạch được Bộ Công Thuơng phê duyệt tại Quyết định 3690/QĐ - BCT ngày 12/9/2016.
Cũng theo Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 được quy định tại Quyết định 3690 thì mức tiêu thụ bia của Việt Nam đến năm 2020 dự kiến đạt 4,1 tỷ lít/năm.
![]() |
Việc nâng công suất của Heineken Việt Nam từ 50 triệu lít lên 610 triệu lít/năm, phù hợp với Quy hoạch bia đã được Bộ Công Thương phê duyệt. |
Năm 2016 mức tiêu thụ bia của Việt Nam dự kiến đạt 3,3 tỷ lít/năm. Vì vậy việc nâng công suất của Heineken Việt Nam từ 50 triệu lít lên 610 triệu lít/năm là phù hợp với Quy hoạch bia đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
Tuy nhiên, để việc nâng công suất phù hợp với tình hình thực tế của thị trường và tuân thủ quy định của pháp luật, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải yêu cầu phía Heineken Việt Nam khảo sát kỹ nhu cầu của thị trường và các điều kiện sản xuất (điện, nước, mặt bằng, giao thông vận tải, khả năng tài chính... ).
Đồng thời xác định quy mô sản xuất cụ thể cho từng giai đoạn đầu tư của Dự án.
Bên cạnh đó, Heineken Việt Nam cũng cần tuân thủ các quy định của Nhà nước về thủ tục đầu tư, xây dựng và đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nhà máy bia Heineken Việt Nam tiền thân là Nhà máy Bia Hà Nội Vũng Tàu được đầu tư từ năm 2007 và được xác định trong Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2025.
Đầu tháng 8/2016, Heineken đã có động thái gia tăng sự hiện diện thương hiệu tại Việt Nam bằng việc đổi tên Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (VBL) thành Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam. Đồng thời, Heineiken cũng đã hoàn tất mua lại nhà máy bia Carlsberg tại Vũng Tàu.
Theo số liệu của Euromonitor, hơn 80% thị phần toàn thị trường bia Việt Nam hiện nằm trong tay của 3 doanh nghiệp là Sabeco, VBL (nay là Heineken) và Habeco.
Trong đó riêng Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) chiếm hơn 40% thị phần. Nếu như Sabeco vẫn là vua của phân khúc phổ thông thì Heineken vẫn dẫn đầu ở phân khúc cao cấp, với các nhãn hiệu bia Heineken, Tiger, Larue, BGI, Bivina, Desperados...

-
EVNGENCO1 tập trung sản xuất điện cho cao điểm mùa khô -
DragonGroup hợp tác với Agribank Bắc Thái Bình triển khai dự án khu công nghiệp tại Hà Tĩnh -
Vinataba đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba -
Bài học từ sự thất bại của start-up Vua Cua -
Hòa Phát động thổ nhà máy ray; CIENCO4 muốn làm đường sắt; Novaland dự kiến tiếp tục lỗ -
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới -
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort