-
TP.HCM: Nỗ lực "mở toang cửa" thu hút dự án sản xuất thuốc chữa bệnh, vắc-xin, vật tư y tế -
Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 40B -
Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
Quảng Trị đề nghị cấp phép khai thác 21,52 triệu m3 cát tại Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Dự án khắc phục bão lũ làm 3 năm không xong: Xử lý nhà thầu thiếu tích cực -
Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore
Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy các KCN trên địa bàn Bình Dương ước gần 94%. Ảnh: Gia Hân |
Vốn FDI vào Bình Dương có dấu hiệu giảm
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương, tính đến hết ngày 31/7, đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh thu hút được thêm 70,2 triệu USD. Lũy kế 7 tháng đã thu hút được 1,065 tỷ USD, trong đó có 110 dự án đầu tư mới (487 triệu USD), 81 dự án điều chỉnh tăng vốn (566 triệu USD).
“Công tác thu hút đầu tư nước ngoài giảm, một số doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dự án trước thời hạn; tiến độ đầu tư và triển khai các khu công nghiệp (KCN) còn chậm”, báo cáo nêu.
Kinh tế Bình Dương luôn nổi bật trong top đầu cả nước nhờ sự tăng trưởng phần lớn từ các KCN với những dự án đầu tư nước ngoài vốn khủng. Tuy nhiên thời gian gần đây, nhiều hạn chế của địa phương cũng dần lộ ra như thiếu quỹ đất sạch, giá cho thuê tăng cao, thiếu nguồn nhân lực…từ những yếu tố đó cũng khiến các nhà đầu tư có sự tính toán chuyển dịch cơ hội sang những vùng đất mới.
Bà Nguyễn Thị Kim Khánh, CEO Cổng thông tin KCN Việt Nam cho biết, quỹ đất sạch tại các khu công nghiệp Bình Dương hiện không còn lớn cũng là chuyện mà tỉnh cần chú trọng. Bởi khi tỷ lệ lấp đầy đã rất cao thì việc chuyển hướng của các FDI sang những địa phương khác là điều tất yếu, như vậy tốc độ tăng trưởng theo đó cũng giảm dần. Ngoài ra, giá cho thuê tại các KCN Bình Dương hiện cũng khá cao so với những vùng lân cận khiến nhà đầu tư e ngại.
Hay như chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, các tỉnh Đông Nam Bộ trong đó có Bình Dương lợi thế hàng đầu là hút đầu tư FDI hàng nhiều năm nay. Nhưng đến hiện tại diện tích đất tại các KCN dần thu hẹp, nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển đến Đồng bằng sông Cửu Long với lợi thế đất đai rộng lớn và cũng dần được quy hoạch hạ tầng giao thông phát triển hơn.
Thực tế, theo số liệu từ UBND tỉnh, các KCN đã cho thuê 79,22 ha đất. Như vậy lũy kế đến hết tháng 7/2024 các KCN trên địa bàn đã cho thuê 7.067,49 ha đất, tỷ lệ lấp đầy đạt 93,7%.
Hiện tỉnh cũng đã tổ chức động thổ xây dựng cụm công nghiệp An Lập (75 ha); đang nghiên cứu đầu tư KCN cơ khí, khu công nghệ thông tin tập trung..., phục vụ thu hút các ngành cơ khí ô tô và phát triển công nghiệp công nghệ cao nhằm mở rộng hút đầu tư.
Công nghiệp mất dần lợi thế, cần phát triển đồng đều các lĩnh vực
Cũng theo báo cáo tổng kết từ UBND tỉnh Bình Dương, sau 7 tháng, hoạt động sản xuất công nghiệp có nhiều khởi sắc, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh dần phục hồi. Tuy nhiên ngành công nghiệp hỗ trợ còn gặp khó khăn, chi phí nguyên vật liệu, vận chuyển còn ở mức cao, thị trường xuất khẩu nhiều cạnh tranh… đã tác động đến chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh, chỉ tăng 5,63% so với cùng kỳ năm 2023.
Bên cạnh định hướng công nghiệp là ngành mũi nhọn, với sự sụt giảm như vừa phân tích. Bình Dương cũng đang đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực thế mạnh khác như nông nghiệp, thương mại - dịch vụ...và cũng đã đạt được nhiều thành tựu.
Theo đó, lĩnh vực thương mại - dịch vụ, tỉnh đã thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán 2024; triển khai các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng, kết hợp giữa thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 195.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.
Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Cụ thể: Kim ngạch xuất khẩu đạt 18,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 13,5 tỷ USD, tăng 10,6%.
Ngoài ra, về nông nghiệp Bình Dương cũng tăng cường các sự kiện kết nối giao thương quảng bá sản phẩm mang thương hiệu tỉnh nhằm mang lại hiệu quả, giá trị cao hơn cho lĩnh vực này trong kinh tế địa phương.
Tại Hội nghị giao ban báo chí và thông tin về tình hình kinh tế - xã hội ngày 2/8, lãnh đạo tỉnh khẳng định Bình Dương sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nắm chắc tình hình, phân tích, dự báo, xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế quý III và cả năm 2024 để có giải pháp phù hợp, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng kinh tế...
Tích cực gỡ khó cho doanh nghiệp, nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ mở rộng các KCN và đầu tư mới các cụm công nghiệp theo quy hoạch; xây dựng tiêu chí phát triển công nghiệp sinh thái, công nghệ cao; hoàn thiện chính sách di dời doanh nghiệp từ phía Nam lên các khu, cụm công nghiệp phía Bắc…
Khẩn trương tổ chức hội nghị công bố quy hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai các nhiệm vụ tại quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. Tập trung hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch vùng các địa phương còn lại; Kế hoạch sử dụng đất 05 năm.
Tập trung giải quyết những vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công. Quan tâm triển khai, đầu tư các dự án hạ tầng giao thông liên vùng, nội vùng và hạ tầng giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư công trọng điểm...
Triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo nguồn thu, cân đối thu - chi ngân sách Nhà nước năm 2024. chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả. Có giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp, chủ đầu tư, người dân, nhất là người mua nhà ở xã hội...
-
Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
Quảng Trị đề nghị cấp phép khai thác 21,52 triệu m3 cát tại Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Dự án khắc phục bão lũ làm 3 năm không xong: Xử lý nhà thầu thiếu tích cực -
Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore -
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm vùng ĐBSCL -
Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng