-
Việt Nam có công nghệ wifi tốc độ 10Gbps, 1.500 thiết bị truy cập cùng lúc -
Hé lộ hậu trường phát triển GenAI của VNPT gây ấn tượng tại Innovate Viet Nam 2024 -
HMD Global lặng lẽ "chia tay" Nokia: Kết thúc một huyền thoại -
Khánh thành Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên ATP chip bán dẫn -
Meta và loạt ông lớn công nghệ tới Việt Nam: Sức hấp dẫn của môi trường đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp -
Thương mại hóa 5G và cơ hội cho doanh nghiệp
Việt Nam cần ít nhất là 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số. |
Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp ICT
Chính phủ sẽ tập trung phát triển 4 loại hình công nghệ số Việt Nam gồm: Doanh nghiệp phát triển công nghệ cốt lõi; Doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghệ số; Doanh nghiệp triển khai giải pháp công nghệ số; Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số.
Theo đó, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển theo định hướng chiến lược Make in Viet Nam, phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới, hợp tác nhưng không phụ thuộc vào các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài.
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển 70.000 doanh nghiệp công nghệ số, phát triển 1,2 triệu nhân lực công nghệ số, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tăng trưởng bình quân từ 10 - 20%/năm, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đóng góp 10% tăng trưởng GDP, xếp hạng chỉ số công nghệ và đổi mới của Việt Nam nằm trong top 3 khu vực ASEAN và top 70 trên thế giới.
Đến năm 2030 sẽ phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số, 1,5 triệu nhân lực công nghệ số; doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đóng góp 20% tăng trưởng GDP, xếp hạng chỉ số công nghệ và đổi mới của Việt Nam nằm trong top 2 khu vực ASEAN và top 50 trên thế giới.
Theo lý giải của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về con số 100.000 doanh nghiệp ICT thì, cứ mỗi 1.000 người dân là phải có 1 doanh nghiệp công nghệ số (tỷ lệ tương đương với các nước phát triển) để thực hiện tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, chuyển giao lắp đặt và ứng dụng công nghệ, nhằm đưa công nghệ số ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo mô hình của một số nước có nền kinh tế phát triển dựa trên các doanh nghiệp công nghệ số, Việt Nam cần ít nhất là 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.
Giấc mơ đưa Việt Nam “hóa Rồng”
Mới đây, tại buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói: “Phải phát triển số lượng doanh nghiệp công nghệ thông tin, tăng quy mô cả về số lượng và doanh thu. Tổng số doanh thu 110 tỷ USD là tiến bộ, nhưng phấn đấu có quy mô tốt hơn. Không chỉ là 50.000 mà phải phấn đấu 100.000 doanh nghiệp, không phải chỉ có một Viettel, VNPT, CMC, mà phải có hàng trăm, hàng chục doanh nghiệp có quy mô lớn như thế để doanh thu lớn hơn, hiệu quả lớn hơn”.
Tại Chỉ thị 01 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh: “Khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thị trường gần 100 triệu người và các bài toán đặc thù của Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính, tài nguyên, môi trường… chính là tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lớn mạnh và vươn ra thế giới”.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Hạt nhân của quá trình chuyển đổi số sẽ là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, là các doanh nghiệp ICT Việt Nam. Chúng ta phải phát triển 100.000 doanh nghiệp ICT cho cuộc chuyển đổi này. Cách để Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số là phát triển các nền tảng (Platforms), mỗi Platform phục vụ cho hàng trăm, ngàn người, hàng ngàn tổ chức chuyển đổi số”.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có 45.400 doanh nghiệp ICT, tăng gần 7.000 doanh nghiệp so với năm 2018. Tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT năm 2019 ước tính đạt 112,350 tỷ USD. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp ICT đạt hơn 1 triệu người, tăng 5% so với năm 2018. Và tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước từ công nghiệp ICT năm 2019 là 54.000 tỷ đồng, tăng 2.000 tỷ đồng so với năm 2018.
-
OpenAI huy động được số vốn kỷ lục, định giá công ty đạt 157 tỷ USD -
HMD Global lặng lẽ "chia tay" Nokia: Kết thúc một huyền thoại -
Khánh thành Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên ATP chip bán dẫn -
Vừa đầu tư, doanh nghiệp vừa bất an trong quản lý dữ liệu GenAI -
Meta và loạt ông lớn công nghệ tới Việt Nam: Sức hấp dẫn của môi trường đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp -
Dịch vụ PlayStation gặp gián đoạn toàn cầu, Sony lên tiếng xin lỗi -
MobiFone ký biên bản ghi nhớ hợp tác về 5G với Ericsson
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/10 -
2 Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
3 Hé lộ phương án đầu tư nâng cấp tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 2: Công thức kiếm tiền phi pháp -
5 Không nhất thiết phải thay đổi lãi suất điều hành
- Giải thưởng “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024” vinh danh 10 doanh nghiệp xuất sắc
- Yên tâm chăn nuôi vì được hỗ trợ toàn diện
- Trải nghiệm tham gia trực tiếp Podcast “Have a sip” tại TP.HCM cùng Marriott Bonvoy®
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai