Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Hiệp hội Phân bón lo phân bón nhập khẩu bị làm khó
Thanh Hương - 28/12/2014 10:41
 
Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Hạc Thúy đã đề nghị Chính phủ nên sửa đổi hoặc không áp dụng Thông tư 35/2014/TT-BCT (Thông tư 35) vì lo cho các nhà nhập khẩu phân bón bị khó khăn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Phân bón nội địa lấy lại "sân nhà"
Đạm Cà Mau đạt mốc 2 triệu tấn
Hiệp hội Mía đường: Thứ trưởng khôi hài

Theo nhận xét của ông Thúy, việc ban hành Thông tư 35, quy định áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động với mặt hàng phân bón là trái với Quyết định 46/2001/QĐ-TTg, trong đó có việc bãi bỏ giấy phép nhập khẩu.

“Từ năm 2000 đến nay, việc nhập khẩu phân bón rất thông thoáng, nhanh nhạy, tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, cải thiện cơ bản thị trường và góp phần không tạo ra những cơn sốt. Tuy nhiên với Thông tư 35, các thương nhân nhập khẩu phân bón bị đẩy vào tình thế khó khăn vì họ phải thực hiện hoàn tất thủ tục nhập khẩu đối với nước ngoài trước khi xin phép”, ông Thúy nói.

Hiệp hội Phân bón lo phân bón nhập khẩu bị làm khó
Nhiều mặt hàng phân bón được sản xuất tại Việt Nam đã cao hơn so với nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Cụ thể, với nhóm hàng cần có giấy phép nhập khẩu thì người nhập khẩu phải có được giấy phép nhập khẩu trước rồi mới tiến hành nhập khẩu chứ không thể xếp hàng lên tàu về Việt Nam mới làm thủ tục xin giấy phép. Theo điều 5 của Thông tư 35, hồ sơ xin phép nhập khẩu phải có hợp đồng nhập khẩu, hóa đơn thương mại, tín dụng thư hoặc xác nhận thanh toán của ngân hàng, vận đơn đường biển. Bộ hồ sơ này phải gửi tới Bộ Công thương để xin cấp phép tự động.

Ông Thúy cho hay, khi nộp bộ hồ sơ này đồng nghĩa với việc hàng nhập khẩu đã được khách hàng nước ngoài thực hiện nghĩa vụ ký xong hợp đồng mua bán, xếp hàng xuống tàu và tàu trên đường về Việt Nam. Nếu nhập khẩu từ các nước ở Singapore, Philipine, Indonesia, Trung Quốc thì có thể chỉ chạy 4-5 ngày là về tới cảng Việt Nam. Trong khi đó, doanh nghiệp không biết lúc nào bộ hồ sơ nộp lên mới được Bộ Công thương trả lời để làm thủ tục thông quan khi Thông tư 35 cho phép thời gian trả lời là là sau 7 ngày làm việc và sẽ gửi lại bằng đường bưu điện nếu hợp lệ.

Ngay cả khi thuận buồm, xuôi gió, được Bộ trả lời đồng ý thì hàng nhập khẩu về tới Việt Nam vẫn phải ăn chực, nằm chờ tới khi Bộ Công thương gửi lại kết quả cho doanh nghiệp. Mà thời gian lưu hàng trên tàu chờ ở cảng tốn thêm 150-250 triệu đồng/ngày, khiến doanh nghiệp gánh nặng thêm chi phí.

Nếu trường hợp Bộ Công thương không đồng ý thì tất cả đổ ụp lên đầu doanh nghiệp Việt Nam vì hợp đồng đã ký, đối tác đã giao hàng lên tàu để chở về Việt Nam nên không thể trốn thanh toán cho đối tác.

Thực tế này khiến các doanh nghiệp không dám mạo hiểm nhập khẩu xong mới đi xin phép. Nghĩa là Thông tư 35 chỉ làm trầm trọng thêm việc nhập khẩu phân bón, không mang tính khoa học và thị trường.

Câu chuyện đáng nói là Hiệp hội Phân bón Việt Nam có thành viên không chỉ là những doanh nghiệp nhập khẩu mà còn có không ít các doanh nghiệp sản xuất với các tên tuổi rất lớn như Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), Công ty TNHH Phân bón dầu khí Cà Mau Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với hàng loạt các đơn vị sản xuất phân bón như Super Phốt phát Lâm Thao, Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, Phân bón miền Nam…

Trước đó, việc cấp phép tự động với phân bón được đặt ra trong bối cảnh sản xuất phân bón trong nước với một số mặt hàng đã ở trong tình trạng cung vượt xa cầu. Bộ Tài chính cũng đã sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng urê, có hoặc không ở trong dung dịch nước từ 3% lên 6% từ 25/10//2014. Các động thái này được xem là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước khi cung đã vượt xa cầu.

Bởi vậy việc đặt ra những hàng rào phi thuế quan cũng là những giải pháp được tính tới để phát triển sản xuất trong nước.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư