
-
Việt Nam đón 2,3 tỷ USD vốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân trong năm 2024
-
Vincom Retail đặt mục tiêu bứt phá với doanh thu đạt 9.520 tỷ đồng trong năm 2025
-
Contech Vietnam 2025: Trình diễn nhiều công nghệ mới ngành xây dựng, giao thông
-
Nền tảng ký hợp đồng và văn bản điện tử VNeDOC đón nhận giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp -
Nhựa Tiền Phong khởi động Tổ hợp Giáo dục Tiền Phong hơn 1.162 tỷ đồng
![]() |
Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm nhập khẩu từ Việt Nam. |
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) phát đi thông báo cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm nhập khẩu từ 15 nước/vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Theo đó, DOC khởi xướng chống bán phá giá với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm nhập khẩu từ Columbia, Dominica, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Malaysia, Mexico, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất và Việt Nam.
Cùng đó, DOC điều tra chống trợ cấp (CTC) với cùng sản phẩm từ 4 nước: Indonesia, Mexico, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam chỉ bị đề nghị điều tra chống bán phá giá.
Sản phẩm bị điều tra trong vụ việc này là nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm (phạm vi khá rộng).
Nguyên đơn là Liên minh nhôm, thép, giấy và lâm nghiệp, cao su, công nghiệp, năng lượng, liên đoàn lao động công nghiệp và dịch vụ Hoa Kỳ.
Ngày nộp đơn: 4/10/2023, ngày khởi xướng điều tra 24/10/2023.
Theo nguyên đơn, căn cứ số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, trong năm 2022, Việt Nam chiếm khoảng 7,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia vào Hoa Kỳ, đứng thứ 4 trong số các quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Hoa Kỳ, sau Mexico, Columbia, Trung Quốc (chiếm tỷ lệ lần lượt là 12,9%, 10,2% và 9,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia vào Hoa Kỳ trong năm 2022).
Nguyên đơn nêu tên khoảng 14 công ty của Việt Nam với cáo buộc bán phá giá. Ngoài 14 công ty này, còn có các công ty khác cũng xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ.
Biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 41,84% (biên độ phá giá cáo buộc cho 15 nước/vùng lãnh thổ trong khoảng từ 25,89%-376,85%) và thấp hơn so với mức cáo buộc đối với 3 nước xuất khẩu cạnh tranh nhất của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Do Hoa Kỳ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam.
Trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Indonesia là quốc gia thay thế do cho rằng Indonesia có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm (Indonesia nằm trong danh sách các nước thay thế mới nhất do DOC ban hành cho Việt Nam).
Thời kỳ điều tra bán phá giá, từ ngày 1/4 đến 30/9/2023.
Về quy trình thủ tục điều tra, DOC đã ban hành Bản câu hỏi về Lượng và Giá trị cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời hạn trả lời là ngày 7/11/2023 giờ Hoa Kỳ (doanh nghiệp có thể đề nghị DOC cho phép gia hạn nếu cần).
Trên cơ sở thông tin trả lời kết hợp với số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, DOC sẽ lựa chọn bị đơn bắt buộc của vụ việc (thông thường từ 2-3 công ty). Các bị đơn này sẽ tiếp tục tham gia trả lời các bản câu hỏi tiếp theo trong vụ việc và được hưởng mức thuế riêng.
Các công ty không được lựa chọn có thể đăng ký kính được hưởng mức thuế suất riêng rẽ. Thời hạn để nộp đơn kính được hưởng thuế suất riêng rẽ là 30 ngày kể từ ngày khởi xướng vụ việc. Trong trường hợp không được chấp nhận hưởng thuế suất riêng rẽ, các công ty này sẽ chịu mức thuế suất toàn quốc do DOC xác định (thường cao hơn).
Các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc. Dự kiến, DOC sẽ ban hành kết luận sơ bộ trong vòng 140 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra vụ việc (có thể gia hạn).
Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các hiệp hội ngành hàng tiếp tục thông báo đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị cáo buộc để ứng phó, xử lý vụ việc.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra CBPG của Hoa Kỳ; đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
Doanh nghiệp Việt Nam cần hợp tác đầy đủ với DOC trong suốt quá trình diễn ra vụ việc. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế CBPG cao nhất cho doanh nghiệp.
-
Tận dụng hiệu quả EVFTA để thúc đẩy dòng vốn đầu tư hai chiều Việt Nam - Séc
-
Việt Nam đón 2,3 tỷ USD vốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân trong năm 2024
-
Vincom Retail đặt mục tiêu bứt phá với doanh thu đạt 9.520 tỷ đồng trong năm 2025
-
Contech Vietnam 2025: Trình diễn nhiều công nghệ mới ngành xây dựng, giao thông
-
Bộ Công thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI -
Nền tảng ký hợp đồng và văn bản điện tử VNeDOC đón nhận giải thưởng Sao Khuê 2025 -
Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp -
Nhựa Tiền Phong khởi động Tổ hợp Giáo dục Tiền Phong hơn 1.162 tỷ đồng -
Bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu -
Sức ép tuân thủ lớn với doanh nghiệp xuất hàng vào EU -
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy công nghệ vật liệu mới HMT 87 triệu USD
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững