-
Đồng Nai chọn phương án xây cầu Cát Lái thay vì làm hầm vượt sông -
Lộ trình hoàn thành 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam trong năm 2025 -
TP.HCM thông xe 4 công trình giao thông trọng điểm -
Bổ sung, cập nhật danh mục các loại hình nguồn điện, điện lưới vận hành giai đoạn tới năm 2030 -
Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo có thể theo phương thức PPP -
Xây dựng cầu Hiếu Liêm phục vụ mở rộng Nhà máy thuỷ điện Trị An
“Bên cạnh thực tiễn triển khai thí điểm những dự án PPP cụ thể, khung pháp lý hoàn thiện sẽ được xây dựng dựa trên các thông lệ quốc tế và đáp ứng tốt nhất các kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài về một môi trường đầu tư tại Việt Nam cạnh tranh, công bằng và minh bạch.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Bùi Quang Vinh |
Như vậy sẽ tạo được tâm lý tin tưởng cho các nhà đầu tư tư nhân khi tham gia những dự án PPP dài hạn, có thời gian từ 20 - 30 năm tại Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết.
Nội dung của Dự thảo Nghị định vẫn đang trong quá trình xây dựng, song theo Ban Soạn thảo, một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm là trách nhiệm lập và phê duyệt danh mục các dự án. Lý do là có sự “vênh” nhau giữa Nghị định 108/2009/NĐ-CP và Quyết định 71/2010/QĐ-TTg.
“Trong khi Nghị định 108/2009/NĐ-CP đã phân cấp trách nhiệm xây dựng và phê duyệt Danh mục dự án BT, BOT, BTO cho các bộ, ngành, địa phương, thì Quyết định 71/2010/QĐ-TTg quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định đề xuất dự án và trình Thủ tướng Chính phủ đưa dự án vào Danh mục dự án”, ông ông Trần Hào Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nói.
Ông Hùng cũng cho biết, để đảm bảo hài hòa thủ tục lập và phê duyệt danh mục dự án, Ban Soạn thảo đề xuất quy định nội dung này theo hướng tiếp tục phân cấp thẩm quyền lập, phê duyệt danh mục dự án, nhưng bổ sung quy định về thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính có ý kiến đối với dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương hoặc có đề xuất bảo lãnh Chính phủ.
Cũng liên quan vấn đề này, một trong những quy định khá thống nhất trong Nghị định 108/2009/NĐ-CP, Quyết định 71/2010/QĐ-TTg, là cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, quy định như vậy dù đảm bảo sự chủ động của cơ quan nhà nước trong đàm phán, thực hiện hợp đồng dự án, hạn chế tình trạng nhà đầu tư đưa ra các đề xuất không phù hợp mục tiêu dự án, hoặc tính toán, xác định giá trị công trình không phù hợp thực tế, song lại cứng nhắc, không phù hợp với khả năng bố trí ngân sách nhà nước để lập dự án và không tranh thủ được nguồn lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư.
“Vì thế, chúng tôi đề xuất bổ sung cơ chế nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi trên cơ sở đề xuất dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Điều này nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc chuẩn bị dự án, đồng thời giảm gánh nặng về tài chính và thời gian lập dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, ông Hùng cho biết.
Quy định như vậy, song Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định, điều quan trọng là phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thẩm định. “Phải có chế tài chặt chẽ để quy định, ràng buộc trách nhiệm của cơ quan thẩm định. Nếu làm sai, họ phải chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.
Theo thông tin từ Ban Soạn thảo, còn có một số vấn đề cần xem xét để “hài hòa hóa” các quy định đã được ban hành trong hai văn bản quy phạm pháp luật nói trên. Chẳng hạn, quy định về sự tham gia của Nhà nước như thế nào, bởi nếu để doanh nghiệp nhà nước tham gia thì không phù hợp với mục tiêu của hình thức PPP là thu hút đầu tư của khu vực tư nhân, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
Những khúc mắc khác liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư và thủ tục cấp chứng nhận đầu tư. Hiện nay, theo quy định của Nghị định 108/2009/NĐ-CP, việc cấp chứng nhận đầu tư được phân cấp về cơ bản cho UBND các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ cấp chứng nhận đầu tư cho các dự án quan trọng quốc gia, các dự án liên tỉnh, liên vùng… Trong khi đó, theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg, quyền cấp phép thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo dự kiến, Dự thảo Nghị định sẽ quy định nội dung này theo hướng vẫn phân cấp đầu tư, trừ các dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố…
“Quan điểm chung là làm sao các quy định thật minh bạch, theo thông lệ quốc tế, hạn chế các tồn tại của Nghị định 108/2009/NĐ-CP và Quyết định 71/2010/QĐ-TTg. Chẳng hạn, có chế tài để hạn chế tình trạng dự án theo hình thức BT, nhưng lại sử dụng vốn trái phiếu chính phủ để phát triển; hay dự án BOT, nhà đầu tư không triển khai được lại trả lại cho Nhà nước”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói và một lần nữa khẳng định, mọi quy định pháp luật sẽ được xây dựng theo hướng tạo điều kiện để khu vực tư nhân đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng.
Hà Nguyễn
-
Bổ sung, cập nhật danh mục các loại hình nguồn điện, điện lưới vận hành giai đoạn tới năm 2030 -
Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo có thể theo phương thức PPP -
Xây dựng cầu Hiếu Liêm phục vụ mở rộng Nhà máy thuỷ điện Trị An -
Gia Lai khởi sắc từ hoạt động của khu kinh tế, khu công nghiệp -
Phát động thi đua 365 ngày đêm thi công dự án đường vành đai 3 đoạn qua TP.HCM -
Sẽ có 8 trạm dừng nghỉ cao tốc tạm được đưa vào khai thác trong dịp Tết 2025 -
Quảng Trị cho chủ trương các dự án mới đề xuất tại Khu kinh tế Đông Nam
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 1)
- Ninja Van Việt Nam tài trợ 100% chi phí vận chuyển của dự án “Áo ấm cho em”
- Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi
- Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam
- Mở bán thành công 30 căn nhà dãy mặt tiền phố khu dân cư Lộc An
- SeABank thông báo mời thầu