-
Năm 2025, TP.HCM khởi công dự án đường nối đến cao tốc Trung Lương theo hình thức PPP -
Dự án Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM cần 3,7 triệu m3 cát để thi công -
Cái kết có hậu cho số phận long đong của Cảng An Thới -
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ gắn kết cùng phát triển -
Khởi động hợp đồng dịch vụ tư vấn công tác quản lý, khai thác Sân bay Long Thành -
Hải Dương đề xuất đầu tư 345 tỷ đồng xây dựng đường gom Quốc lộ 5
Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). |
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 441/TB - VPCP thông báo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được tổ chức hôm 25/9.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp để khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, trong đó tận dụng tối đa nội dung của Đề án đã trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lưu ý rà soát, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến Kết luận của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng; làm rõ những ý kiến của các Bộ, cơ quan, địa phương và của các chuyên gia trong lĩnh vực này để bảo đảm đồng thuận, thống nhất cao cả hệ thống chính trị, Nhân dân trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.
Trong số các nội dung được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý Bộ GTVT cần tập trung làm rõ cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h đường sắt tốc độ cao gắn với công nghệ cao, hiện đại… và giải trình rõ hơn lý do tại sao không lựa chọn tốc độ thiết kế 250km/h.
Bộ GTVT cũng được yêu cầu bổ sung các luận cứ để chứng minh cần thiết phải xây dựng toàn bộ tuyến, không phân kỳ theo từng đoạn theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị (nghiên cứu phân tích dựa trên hiệu quả đầu tư giữa phương án đầu tư toàn tuyến so với phương án phân kỳ; ưu thế của từng phương thức đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải, hàng không, đường sắt tốc độ cao ở cự ly nào là phù hợp nhất? trường hợp đầu tư phân kỳ từng đoạn thì có bảo đảm tính kết nối, đồng bộ hay không?...).
Bên cạnh đó, cần làm rõ quan điểm vận tải hành khách là chủ yếu, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết, thông qua phương án khai thác, điều độ tàu (với vận tốc thiết kế là 350km/h, vận chuyển hành khách khai thác ở tốc độ 320 km/h và khi vận chuyển hàng hóa sẽ khai thác với vận tốc thấp hơn hoặc khung giờ ban đêm; chỉ vận chuyển hàng nhẹ, hàng chuyển phát nhanh; đối với hàng hóa trọng tải lớn, hàng container sẽ sử dụng đường sắt hiện hữu và phương thức vận tải khác).
Phó thủ tướng lưu ý việc phát triển đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, độc lập tự chủ để hình thành một ngành công nghiệp đường sắt nói chung, gồm đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia.
Trên tinh thần đó, Phó thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu xem xét đề xuất Đề án về phát triển ngành xây dựng đường sắt Việt Nam, trong đó lựa chọn một số doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân tham gia (thị trường của ngành đường sắt là đủ lớn).
Bộ Công Thương góp ý trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án và nghiên cứu xem xét đề xuất Đề án phát triển công nghiệp liên quan cơ khí, chế tạo cho ngành đường sắt (hạ tầng, quản trị, hệ thống điều khiển thông minh, sản xuất toa xe, đầu máy với lộ trình làm chủ ngay từ đầu hoặc chuyển giao từng bước); nghiên cứu có cơ chế giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoặc doanh nghiệp có năng lực tham gia.
Để trình Quốc hội thông qua chủ trương tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Phó thủ tướng giao Bộ GTVT khẩn trương bổ sung hoàn thiện Hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước ngày 1/10/2024) để phục vụ công tác thẩm định, trong đó lưu ý, rà soát cơ sở khoa học, thực tiễn, các vấn đề nêu trên, làm rõ, báo cáo cụ thể về các cơ chế, chính sách đặc thù để trình Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Hội đồng thẩm định Nhà nước triển khai, hoàn tất việc thẩm định theo quy định, trên cơ sở đó hoàn thiện Báo cáo trình Chính phủ trước ngày 5/10/2024.
Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT và Văn phòng Chính phủ gửi các Bộ và Thành viên Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án mà Bộ GTVT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định chậm nhất vào ngày 1/10/2024 để nghiên cứu trước.
“Sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Báo cáo thẩm định, Văn phòng Chính phủ gửi ngay cho các thành viên Chính phủ để xin ý kiến; trên cơ sở đó Bộ GTVT tổng hợp, hoàn thiện báo cáo Chính phủ trước ngày 7/10/2024”, Phó thủ tướng chỉ đạo.
-
Khởi động hợp đồng dịch vụ tư vấn công tác quản lý, khai thác Sân bay Long Thành -
Hải Dương đề xuất đầu tư 345 tỷ đồng xây dựng đường gom Quốc lộ 5 -
Quảng Nam: Các tập đoàn nào muốn đầu tư Dự án sân bay Chu Lai? -
Minh định phương án nâng đời tuyến cao tốc về miền Tây -
Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm -
Đầu tư vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng, nhà đầu tư nhận được lợi ích gì? -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
3 Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
4 Chuỗi phòng tập Fit 24 đóng cửa vì cổ đông đầu tư ra bên ngoài? -
5 Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế
- M.O.I giành 2 giải thưởng APEA 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành làm đẹp Việt Nam
- Những doanh nghiệp SME vươn cao tại Việt Nam năm 2024
- ACBS đạt Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á
- KB Securities Việt Nam được vinh danh hạng mục "Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á"
- LOTTE Mart chung tay cùng đồng bào miền bắc tái thiết cuộc sống sau bão yagi
- PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024