
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính
-
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng
-
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp
-
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp
Sau thời gian thí điểm, Lâm Đồng đã tổng kết, đánh giá hiệu quả của chính sách đem lại và được cụ thể hóa trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính.
Trong thời gian qua, hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tại Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu chung trong việc quản lý, điều hành Quỹ, việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn.
Theo UBND tỉnh, hoạt động thu dịch vụ môi trường rừng đã tạo nguồn lực lớn để chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân nhận khoán, đơn vị chủ rừng; giảm chi ngân sách nhà nước cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, góp phần giảm thiểu số vụ vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, diện tích rừng bị thiệt hại do phá rừng qua từng năm…
Tuy nhiên, UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá, hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế mà Kết luận thanh tra của Tổng cục Lâm nghiệp đã nêu ra.
Cụ thể, việc quản lý, sử dụng kinh phí kết dư còn tồn nhiều, mặc dù số tiền này có đối tượng chi nhưng vì nhiều lý do khác nhau, đến nay vẫn chưa chi hết kinh phí; việc lập kế hoạch thu chi tiền dịch vụ môi trường hàng năm còn chậm (đơn vị lập cho đến quá trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch); có biểu hiện chưa sâu sát, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, còn có biểu hiện ngại khó, ngại khổ; hiểu các quy định của pháp luật có mặt còn hạn chế.
Trước thực tế này, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu trong thời gian đến, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; việc thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng.
Trong đó, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng lập kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng kịp thời, chính sách, đúng thời gian, đúng đối tượng, công bằng chứ không cào bằng, theo đúng quy định của pháp luật.
“Khi kết thúc năm tài chính phải điều chỉnh kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định để chi trả hết số tiền thu trong năm, không được để tồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng…”, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu.

-
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon -
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10% -
Số hóa: Đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi xanh -
Đông Nam bộ tăng tốc phát triển khu công nghiệp sinh thái
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu