Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Học viện Chính sách và Phát triển tuyển 500 chỉ tiêu
Thanh Huyền - 15/04/2015 02:57
 
Năm 2015, Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh 500 chỉ tiêu đại học hệ chính quy vào 05 ngành với 07 chuyên ngành đào tạo.

Học viện Chính sách và Phát triển là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục đại học quốc dân. Về tổ chức, Học viện trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch, đề xuất các chính sách kinh tế vĩ mô và thống kê.

Học viện định hướng trở thành trường đại học có uy tín trong hệ thống giáo dục quốc dân về đào tạo, nghiên cứu khoa học, là cơ sở nghiên cứu và phản biện chính sách vĩ mô cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ.

Trụ sở đào tạo và giảng dạy của Học viện tại Tòa nhà 17 tầng – Cơ sở nghiên cứu khoa học của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngõ 8B Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội, với trang thiết bị học tập hiện đại theo hướng chuẩn quốc tế. 


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh chúc mừng Thủ khoa khóa đầu tiên tốt nghiệp tại Học viện

Chất lượng đào tạo của Học viện đã được khẳng định, sinh viên của Học viện tốt nghiệp ra trường ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của các cơ quan tuyển dụng.  Khóa học 2010- 2014 có trên 60% sinh viên tốt nghiệp đã tìm được việc làm trong năm đầu tiên ra trường. Đặc biệt, sinh viên thủ khoa đầu ra của Học viện đã được tuyển thẳng vào làm việc tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, Học viện đã có nhiều chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế như: Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn quốc (KOICA), Cơ quan hợp tác phát triển Hoa kỳ (USAID) và các Trường đại học danh tiếng trên thế giới như: Trường Đại học Freibourg; Trường Đại học Lausanse (Thụy Sỹ); Trường Đại học Portland (Mỹ), UTA (Phần Lan), Trường đại Kinh tế, Thống kê và Tin học Matxcova...

Năm 2015, Học viện tuyển sinh 500 chỉ tiêu đại học hệ chính quy vào 05 ngành với 07 chuyên ngành đào tạo. Đáp ứng nhu cầu xã hội, từ năm học 2014 - 2015, Học viện đã triển khai đào tạo chương trình Chất lượng cao các chuyên ngành với mục tiêu trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để sinh viên ra trường tự tin, vững vàng phát triển sự nghiệp.

CẤU TRÚC NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2015

Tên trường: Học viện Chính sách và Phát triển (HCP).

Ngành học:

Mã ngành

Chỉ tiêu:  500

Môn thi:

 

  1. Kinh tế

Gồm 03 chuyên ngành

- Quy hoạch phát triển

- Kế hoạch phát triển

-  Quản lý đấu thầu

D310101

 

 

50

100

50

Xét  tuyển theo 1 trong 4 tổ hợp sau:

1/ Toán, Vật Lý, Hóa học

2/ Toán, Vật Lý, Tiếng Anh

3/ Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh

4/ Toán, Vật Lý, Ngữ Văn

  1. Kinh tế quốc tế
  • Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

D310106

 

 

100

Xét  tuyển theo 1 trong 4 tổ hợp sau:

1/ Toán, Vật Lý, Hóa học

2/ Toán, Vật Lý, Tiếng Anh

3/ Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh

4/ Toán, Tiếng Anh, Hóa học

  1. Quản trị kinh doanh
  • Chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp

D340101

 

 

50

Xét  tuyển theo 1 trong 4 tổ hợp sau:

1/ Toán, Vật Lý, Hóa học

2/ Toán, Vật Lý, Tiếng Anh

3/ Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh

4/ Toán, Tiếng Anh, Hóa học

  1. Quản lý nhà nước

- Chuyên ngành: Quản lý công

D310205

 

 

50

Xét  tuyển theo 1 trong 4 tổ hợp sau:

1/ Toán, Vật Lý, Hóa học

2/ Toán, Vật Lý, Tiếng Anh

3/ Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh

4/ Toán,  Ngữ văn, Hóa học

  1. Tài chính – Ngân hàng
  • Chuyên ngành: Tài chính công

D340201

 

 

100

Xét  tuyển theo 1 trong 4 tổ hợp sau:

1/ Toán, Vật Lý, Hóa học

2/ Toán, Vật Lý, Tiếng Anh

3/ Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh

4/  Toán,  Ngữ văn, Hóa học

GHI CHÚ:

  • Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước
  • Phương thức TS:  Sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh.
  • Phương thức xét tuyển: Căn cứ vào quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện xây dựng điểm sàn chung cho toàn Học viện theo từng tổ hợp và điểm chuẩn cho từng ngành, chuyên ngành đào tào

+ Nếu thí sinh đủ điểm sàn vào ngành; chuyên ngành đã đăng ký ban đầu thì không phải đăng ký xếp ngành; chuyên ngành sau khi nhập học.

+ Thí sinh đủ điểm sàn vào Học viện theo khối thi nhưng không đủ điểm tuyển vào ngành; chuyên ngành đã đăng ký dự thi sẽ được chuyển vào ngành; chuyên ngành khác cùng tổ hợp có điểm thấp hơn nếu còn chỉ tiêu.

  • Học phí: Học phí hệ đại trà theo quy định của nhà nước đối với trường công lập. Học phí chương trình chất lượng cao: 2.000.000 đồng/tháng.
  • Tuyển sinh các lớp chương trình chất lượng cao: Các chương trình chất lượng cao (CLC) của Học viện tuyển chọn thí sinh đã trúng tuyển vào Học viện sau khi nhập học. Dự kiến không quá 40 sinh viên/lớp.

PGS.TS Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện (phải) tiếp Ngài Chang Jae Yun - Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam đến thăm và làm việc tại Học viện.

Các chuyên ngành của Học viện học gì và sinh viên ra trường có khả năng làm việc ở đâu? 

  1. CHUYÊN NGÀNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành Quy hoạch phát triển là chuyên ngành được đào tạo đầu tiên ở Việt Nam. Chương trình đào tạo của chuyên ngành được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của một số trường đại học uy tín trên thế giới với sự tham vấn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cử nhân ngành Kinh tế, chuyên ngành Quy hoạch phát triển có khả năng làm việc tại:

- Các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương; các cơ quan thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam;

- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;

- Các tổ chức quốc tế nghiên cứu về phát triển;

- Các tổ chức quốc tế, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển.

  1. CHUYÊN NGÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

Chương trình đào tạo của chuyên ngành Kế hoạch Phát triển được xây dựng trên sự tham vấn ý kiến các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực kinh tế và đầu tư kết hợp với việc đối chiếu với các chương trình đào tạo cùng lĩnh vực của các trường đào tạo uy tín trong nước và ngoài nước. Nội dung các môn học phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thiết thực với người học, khuyến khích tính sáng tạo của sinh viên.

Cử nhân ngành Kinh tế, chuyên ngành Kế hoạch phát triển có khả năng làm việc tại:

-  Các quỹ đầu tư, các tổ chức tư vấn đầu tư, phát triển; các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;

- Các cơ quan quản lý nhà nước về Kinh tế - Xã hội từ Trung ương đến địa phương;

- Các tổ chức quốc tế; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách Kinh tế - Xã hội.

  1. CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤU THẦU

Bộ KH&ĐT là cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động đấu thầu, mua sắm công, tham mưu, xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực đấu thầu và quản lý đấu thầu. Lĩnh vực mua sắm công, đầu tư công hiện nay đang đặt ra yêu cầu về tính minh bạch và hiệu quả, do đó cần có những cán bộ được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này, tăng cường hiệu quả của lĩnh vực đấu thầu và quản lý đấu thầu. Học viện tổ chức đào tạo bậc đại học ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản lý đấu thầu cung cấp cho xã hội các cử nhân Kinh tế đáp ứng các yêu cầu trên.

Cử nhân ngành Kinh tế, chuyên ngành Kế hoạch phát triển có khả năng làm việc tại:

- Các cơ quan quản lý nhà nước về Kinh tế - Xã hội từ Trung ương đến địa phương;

- Các tổ chức quốc tế; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách Kinh tế - Xã hội;

- Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, các nhà thầu trong nước và quốc tế;

  1. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế đòi hỏi có nguồn lực chất lượng cao về kinh tế quốc tế, về đầu tư quốc tế. Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại của Học viện Chính sách và Phát triển đào tạo sinh viên đạt trình độ cử nhân, có năng lực, tự tin, năng động trong môi trường toàn cầu.

Cử nhân ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kế tế đối ngoại có khả năng làm việc tại:

- Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội từ Trung ương đến địa phương;

- Các khu chế xuất, khu công nghiệp;

-  Các tổ chức tài chính;

- Các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Các tổ chức quốc tế;

- Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về kinh tế, kinh tế quốc tế.

  1. CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG   

Hiện nay ở Việt Nam, nhu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn, chất lượng cao về hoạch định, phân tích, thực thi chính sách công và quản lý hành chính Nhà nước đang trở nên hết sức cấp thiết đối với các chủ thể trong nền kinh tế xã hội. Góp phần đáp ứng yêu cầu đó, Học viện Chính sách và Phát triển với chuyên ngành Quản lý công công đào tạo những cử nhân có năng lực cần thiết cho những vị trí công việc chuyên môn về lĩnh vực này.

Cử nhân ngành Quản lý nhà nước, chuyên ngành Quản lý công có khả năng làm việc tại:

- Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có chức năng hoạch định và thực thi chính sách Công;

- Các cơ quan của nhà nước và tổ chức xã hội từ trung ương đến địa phương về lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội, trong các loại hình doanh nghiệp;

- Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương;

- Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về kinh tế, quản lý nhà nước.

  1. CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH CÔNG                       

Cử nhân Tài chính – Ngân hàng chuyên ngành Tài chính công được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, có kiến thức sâu về hoạt động của các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian phi ngân hàng, hoạt động của thị trường chứng khoán, hoạt động tài chính khu vực nhà nước, hoạt động tài chính quốc tế và tài chính của các doanh nghiệp;

Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính công có khả năng làm việc tại:

  • Các cơ quan quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, tài chính, thuế, kho bạc, ngân hàng nhà nước; ủy ban chứng khoán nhà nước; các quỹ đầu tư của nhà nước; các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, ban quản lý vốn đầu tư xây dựng của các ngành và các tỉnh, thành phố, địa phương;
  • Các viện nghiên cứu kinh tế tổng hợp và liên quan đến tài chính, tiền tệ, ngân hàng, đầu tư;
  • Các tổ chức tài chính, các  công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước và cổ phần của Nhà nước; các chuyên gia tài chính, kế toán cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
  • Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về kinh tế, quản trị kinh doanh.
  1. CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam hội nhập và ngày càng phát triển, nhu cầu về những nhà quản trị trẻ, tài năng, những nhà lãnh đạo quản lý chuyên nghiệp được đào tạo theo hướng chuyên sâu là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đáp ứng về đào tạo đội ngũ nhân lực, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp đảm bảo cung cấp những cử nhân có đủ năng lực quản trị trong các tổ chức, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình.

Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp có khả năng làm việc tại:

- Tự khởi sự và vận hành một doanh nghiệp;

- Các loại hình doanh nghiệp;

- Các cơ quan quản lý cấp bộ, ngành và địa phương với các vị trí liên quan đến quản lý và phát triển doanh nghiệp;

- Các viện nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp;

- Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về kinh tế, quản trị kinh doanh.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TẠI APD:

Nội dung chương trình đào tạo:
- Bám sát yêu cầu thực tiễn, cập nhật kiến thức, nghiên cứu mới nhất được công nhận trong nội dung giảng dạy. Tiệm cận với chương trình đào tạo của một số nước tiên tiến trên thế giới. Tối thiểu 30% chương trình đào tạo các môn chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh. Bổ sung chương trình đào tạo các kỹ năng và chương trình ngoại khoá.
- Đảm bảo sinh viên ra trường có khả năng sử dụng thành thạo kỹ năng tin học văn phòng trong công việc, dự thi các chứng chỉ quốc tế về kỹ năng sử dụng tin học văn phòng.
- Đảm bảo sinh viên ra trường có khả năng làm việc bằng Tiếng Anh, đạt chuẩn quốc tế và tạo điều kiện cho sinh viên thi chứng chỉ quốc tế về khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc.

Giảng viên:
- Giảng viên chương trình này tối thiểu là thạc sỹ, có ít nhất 50% giảng viên giảng các môn chuyên ngành được tu nghiệp/đào tạo tại nước ngoài.
- Nhiều giảng viên có học hàm học vị cao: tiến sỹ, giáo sư, phó giáo sư. Có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia từ các tổ chức, doanh nghiệp lớn, các chuyên gia quốc tế.

Cơ sở vật chất và tổ chức lớp:

- Đảm bảo phòng học tiêu chuẩn tốt nhất: Có đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo (âm thanh, máy chiếu, bảng viết điện tử, internet, bàn ghế tiêu chuẩn…), có điều hoà nhiệt độ…
Hỗ trợ sinh viên về đào tạo và nghiên cứu khoa học:
- Sinh viên được tham gia các chương trình hội thảo do Học viện tổ chức, được bố trí nhóm giảng viên tâm huyết (cố vấn học tập) tư vấn hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình đào tạo.
Cuối khóa học, sinh viên được bố trí địa điểm thực tập phù hợp với chuyên ngành đào tạo, được đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học độc lập, tham gia các đề tài nghiên cứu; được ưu tiên giới thiệu các sinh viên sau khi tốt nghiệp tuyển dụng tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế.

 

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: DN tư nhân là động lực của nền kinh tế
 Đối thoại với các doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định, doanh nghiệp tư nhân chính là nền tảng, là...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư