-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An -
Lập dự án "ma" để lừa đảo, Giám đốc Công ty Angel Lina lãnh án chung thân -
Phúc thẩm vụ đăng kiểm: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho 2 cựu Cục trưởng -
Cựu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị khởi tố trong vụ án gây thiệt hại hơn 234 tỷ đồng -
Cho rằng hết thời hiệu, Công ty STO kiến nghị không xử phạt về lĩnh vực đầu tư -
Địa ốc Hưng Phú bị xử phạt vì xây dựng không phép trong dự án
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết đồng ý về mặt nguyên tắc ban hành Pháp lệnh. |
Sáng 13/2, mở đầu phiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Theo dự thảo pháp lệnh, mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân là 50 triệu đồng, của tổ chức là 100 triệu đồng.
Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Các mức phạt dưới đây là áp dụng cho cá nhân.
Cụ thể, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 15 ngày đến 30 ngày so với thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 30 ngày đến 60 ngày so với thời hạn quy định.
20 triệu đồng đến 30 triệu đồng là mức phạt đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 60 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
Còn mức 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng áp dụng đối với hành vi từ chối gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.
Hành vi không ký biên bản kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng, không chấp hành quyết định kiểm toán bị phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
30 triệu đồng đến 50 triệu đồng là mức phạt đối với hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán.
Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng được áp dụng đối với một trong các hành vi: Mua chuộc, hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2 triệu đồng cho Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước...
Tổng kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, bên cạnh việc áp dụng các hình thức xử phạt hành chính để răn đe cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, pháp luật còn áp dụng các biện pháp nhất định nhằm khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
Dự thảo Pháp lệnh quy định biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Buộc cải chính thông tin, tài liệu, dữ liệu có nội dung sai lệch, không chính xác hoặc không trung thực; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước; buộc nộp lại số tiền tương ứng với số tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác đã đưa hoặc sẽ đưa để mua chuộc, hối lộ thành viên Đoàn kiểm toán.
Các ý kiến thảo luận còn khá nhiều băn khoăn về nhiều quy định tại dự thảo Pháp lệnh.
Băn khoăn về mức độ nặng nhẹ, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - ngân sách Nguyễn Phú Cường dẫn hành vi không thực hiện kết luận nào của Kiểm toán nhà nước chỉ bị phạt đến 50 triệu đồng. Trong khi đó thực hiện không đầy đủ một trong những kiến nghị của Kiểm toán cũng bị phạt đến 20 triệu đồng. Một số kiến nghị kiểm toán không thực hiện được mà phạt tiền thì không thỏa đáng vì có những kiến nghị không sát, không thể thực hiện được.
Ông Cường còn băn khoăn: "phạt tiền 30 - 50 triệu đồng hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán thì phạt ai đây? Can thiệp vào kết luận kiểm toán thì bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh không can thiệp được. Bộ trưởng Tài chính cũng không can thiệp được chỉ có người trong ngành cao hơn trưởng đoàn kiểm toán ví dụ kiểm toán khu vực can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, hay tổng kiểm toán, phó tổng kiểm toán can thiệp được mà trưởng đoàn kiểm toán ra quyết định phạt thì quy định này có khả thi không?".
Nhấn mạnh sự cần thiết ban hành pháp lệnh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu rà soát lại từng quy định để đảm bảo phù hợp và khả thi, nhất là phải đảm bảo ngang bằng về trách nhiệm giữa các bên.
Từ kinh nghiệm của chính mình, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ từng có trường hợp bên được kiểm toán dứt khoát không ký biên bản vì người ta không đồng ý. Vì thế không thể áp đặt mà đề nghị họ ký nhưng có bảo lưu ý kiến.
"Người ta không đồng ý thì không ký, nhưng anh cứ đè ra phạt à, nếu ký thì mai mốt bảo người ta thừa nhận hết thì chết à", Chủ tịch Quốc hội phân tích.
Về một số điều khoản cụ thể liên quan đến các hành vi bị xử phạt, rong đó có hành vi mua chuộc, hối lộ, Chủ tịch Quốc hội và nhiều ý kiến thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần rà soát, chỉnh lý để đảm bảo rõ ràng, khả thi.
Sau khi thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết đồng ý về mặt nguyên tắc, giao Kiểm toán nhà nước và Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo để trình lại bằng văn bản, ban hành trong tháng 2/2023, có hiệu lực từ 1/5/2023.
-
Cựu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị khởi tố trong vụ án gây thiệt hại hơn 234 tỷ đồng -
Cho rằng hết thời hiệu, Công ty STO kiến nghị không xử phạt về lĩnh vực đầu tư -
Địa ốc Hưng Phú bị xử phạt vì xây dựng không phép trong dự án -
Liên tiếp xảy ra 5 trận động đất tại Kon Tum -
Khánh Hòa bị hai doanh nghiệp khởi kiện về xác định giá đất: Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định làm đúng luật -
Xét xử phúc thẩm vụ Đăng kiểm: Các bị cáo trình bày thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới -
Cảnh báo hiểm họa khó lường từ việc tự chế, sử dụng pháo nổ trái phép
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả