Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 26 tháng 12 năm 2024,
Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 sẽ diễn ra tại Bắc Kinh
Thế Hải - 31/07/2019 19:36
 
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 sẽ tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 2 - 3/8/2019.
Với quy mô thị trường lên tới 3,5 tỷ dân, chiếm gần 30% GDP toàn cầu, RCEP hiện đã kết thúc 6 nội dung đàm phán chính: doanh nghiệp vừa và nhỏ; mua sắm Chính phủ; Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại...
Với quy mô thị trường lên tới 3,5 tỷ dân, chiếm gần 30% GDP toàn cầu, RCEP hiện đã kết thúc 6 nội dung đàm phán chính

Theo chương trình nghị sự của ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) giữa kỳ lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 2 - 3/8/2019. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị này.

Đây là hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ thứ hai được tổ chức trong năm 2019 sau khi Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 7 đã diễn ra ở Siêm Riệp vào tháng 3 năm 2019.

Mục tiêu của RCEP là thiết lập một siêu hiệp định thương mại tự do, kết nối các khu vực kinh tế năng động nhất thế giới. Nền tảng cơ bản vững chắc là các FTA đã có giữa ASEAN với các đối tác.

Trong bối cảnh thương mại tự do đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đặc biệt là kể từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm 2017. Vì nhiều quốc gia hiện phải nỗ lực nhiều hơn để giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước, RCEP cùng với sự phát triển của các FTA khác được kỳ vọng có thể tạo ra thay đổi về thương mại, đầu tư trong tương lai.

RCEP được cho là một trong những thỏa thuận thương mại lớn nhất trên thế giới, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 nước ASEAN.

RCEP cũng là một hiệp định thương mại kết nối 2 quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ; cũng là lần đầu tiên kết nối hai nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản.

Với quy mô thị trường lên tới 3,5 tỷ dân, chiếm gần 30% GDP toàn cầu, RCEP hiện đã kết thúc 6 nội dung đàm phán chính: Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Mua sắm Chính phủ; Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại; Các biện pháp vệ sinh kiểm dịch; Hợp tác kinh tế kỹ thuật; Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp

Đặc biệt, RCEP có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đang nhập siêu khá lớn từ khu vực này. Theo đó, nguồn nguyên liệu sản xuất doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN và 6 nước cộng thêm cũng sẽ được xem như là nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước có ký kết hiệp định song phương, đa phương với Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Việt Nam tích cực thúc đẩy Hiệp định RCEP
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 50 (AEM 50) và các hội nghị có liên quan kết thúc sau 4 ngày nhóm họp tại Singapore (từ ngày 29/8-1/9).
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư