Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 04 năm 2024,
Hội nghị Điện gió Việt Nam 2022: cơ hội thúc đẩy phát triển điện gió
Minh Minh - 01/12/2022 07:55
 
Hội nghị diễn ra ngày 1- 2/12 sẽ tạo điều kiện để các cơ quan chức năng và ngành điện gió thảo luận về những vấn đề cấp bách xung quanh việc phát triển năng lượng gió ở Việt Nam.

Hội nghị Điện gió Việt Nam 2022 - Vietnam Wind Power (VWP) là sự kiện chính thức trong của ngành điện gió tại Việt Nam do Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu (GWEC) tổ chức từ năm 2018.

Năm nay sự kiện có sự tham dự của đại diện Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại sứ quán các nước tại Việt Nam như: Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Đức, Anh…, cùng các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề liên quan, các chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và quốc tế.

Họp báo giới thiệu Hội nghị Điện gió Việt Nam 2022
Họp báo giới thiệu Hội nghị Điện gió Việt Nam 2022

Với sự hỗ trợ liên tục từ các đại sứ quán khác nhau, các cơ quan chính phủ và ngành công nghiệp, Hội nghị Điện gió Việt Nam đã phát triển và được các bên liên quan chính khác nhau trong ngành công nghiệp điện gió đón nhận.

Vào năm 2021, đã có sự tham gia của trên 600 người qua hình thức trực tuyến và trực tiếp bất chấp tình hình đầy thách thức của Covid-19. Năm nay, Điện gió Việt Nam 2022 sẽ được thực hiện đầy đủ, nơi các diễn giả và phái đoàn quốc tế, trong nước có thể gặp gỡ và kết nối thông qua nền tảng ảo và thực tế tại Hà Nội.

Với cam kết của Việt Nam đối với Net Zero vào năm 2050 và mục tiêu điện gió rất tham vọng trong dự thảo mới nhất về Quy hoạch phát triển điện VIII (QHĐ 8), VWP2022 sẽ mang đến cơ hội lớn để các công ty trong ngành điện gió gặp gỡ, hợp tác và xác định các cơ hội và giải pháp để thúc đẩy triển khai năng lượng gió ở Việt Nam.

Hội nghị sẽ tiếp tục thảo luận các câu hỏi chính như: vai trò của năng lượng gió trong quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu và trong hỗn hợp năng lượng trong tương lai của Việt Nam; cơ chế thay thế để triển khai điện gió trên bờ; và chiến lược tới thị trường cho điện gió ngoài khơi.

Bất chấp sự gián đoạn COVID-19 mang lại thách thức cho ngành công nghiệp địa phương, Việt Nam đã có một năm kỷ lục, đóng điện 779 MW cho các dự án điện gió gần bờ vào năm 2021, trở thành thị trường lớn thứ hai trong khu vực.

Sau khi các dự án được gấp rút hoàn thành để kịp hưởng giá FIT vào cuối tháng 10/2021, GWEC Market Intelligence dự đoán rằng, các công trình điện gió mới ở Việt Nam sẽ ngừng hoạt động vào năm 2022 và rất có thể sẽ ở mức thấp cho đến khi có hành lang pháp lý về điện gió ngoài khơi trở nên rõ ràng hơn (cụ thể là cơ chế mua sắm ).

Dẫu vậy, dựa vào cam kết Net Zero cũng như mục tiêu 7.000 -8.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 như Dự thảo Quy hoạch Điện VIII gần đây nhất, Việt Nam dường như đang sẵn sàng mở ra kỷ nguyên tăng trưởng năng lượng tái tạo nhanh chóng và trở thành nước dẫn đầu thị trường gió ngoài khơi ở Đông Nam Á vào cuối thập kỷ này.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, Việt Nam cần cả nguồn lực kỹ thuật và nguồn lực tài chính. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các dự án điện gió ngoài khơi, vốn rất mất nhiều thời gian và cần những khoản đầu tư lớn để thiết kế, xây dựng và thương mại hóa.

Vì vậy, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều cần một khung thể chế ổn định. Đã có ý kiến đề xuất cần thiết thành lập một Ủy ban điều phối liên bộ, có thể do Bộ Công Thương chủ trì để đẩy nhanh việc giải quyết các vướng mắc trong phát triển điện gió mà cụ thể là sớm có giá cho các dự án dở dang hiện nay

Cơ hội và thách thức phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam
Điện gió ngoài khơi là một trong những ngành năng lượng phát triển nhanh nhất trên thế giới, và được coi là động lực cho quá trình chuyển...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư