-
Thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng thêm gần 40% -
Kinh tế Mỹ có cần đến những cải cách lớn sau khi ông Trump nhậm chức? -
Thương mại toàn cầu năm 2025: Tìm cơ hội trong bất ổn -
Mỹ siết chặt kiểm soát lưu thông chip AI trên toàn cầu -
Chứng khoán Trung Quốc có khởi đầu năm tệ nhất kể từ năm 2016 -
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm
Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Bỉ, ngày 17/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN |
Sáng sớm 19/7 theo giờ Hà Nội, hãng tin AFP dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết Hội nghị thượng đỉnh các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ kéo dài sang ngày thứ ba.
Nguyên nhân là do lãnh đạo các nước EU vẫn bế tắc trong việc tìm kiếm tiếng nói chung đối với kế hoạch phục hồi sau đại dịch COVID-19 trị giá hàng trăm tỷ euro.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel dự kiến sẽ đệ trình một kế hoạch mới vào lúc 10 giờ GMT ngày 19/7 (17 giờ theo giờ Hà Nội). Sau đó, lãnh đạo các nước EU, gồm các nước chủ chốt như Đức, Pháp và Hà Lan sẽ bước vào ngày họp thứ ba xuyên đêm để đàm phán về đề xuất mới.
Phát biểu với báo giới sau ngày làm việc thứ hai của hội nghị, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nói: “Chúng tôi đang bế tắc. Mọi chuyện rất phức tạp, phức tạp hơn dự đoán".
Đề xuất đầu tiên về gói phục hồi trị giá 750 tỷ euro (856 tỷ USD) với mục tiêu khắc phục những thiệt hại do cuộc khủng hoảng COVID-19, cải tổ nền kinh tế và định hình lại xã hội trên tinh thần đồng nhất, thích ứng và chuyển đổi. Tuy nhiên, kế hoạch đã vấp phải sự phản đối của các nước thành viên chủ trương tiết kiệm chi tiêu như Hà Lan, Áo, Thụy Điển và Đan Mạch.
Nhằm phá vỡ thế bế tắc, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã đề xuất kế hoạch mới, theo đó giữ nguyên khoản ngân sách phục hồi ở mức 750 tỷ euro, nhưng khoản hỗ trợ sẽ giảm từ 500 tỷ euro xuống 450 tỷ euro (514 tỷ USD), trong các khoản cho vay sẽ tăng từ 250 tỷ euro lên 300 tỷ euro (342 tỷ USD).
Kế hoạch mới của ông Michel còn bao gồm công cụ "phanh khẩn cấp," trong đó cho phép bất kỳ thành viên nào cũng có 3 ngày bảo lưu ý kiến về kế hoạch cải cách của quốc gia khác và có thể khởi động một cuộc tranh luận giữa 27 nước. Kế hoạch này tiếp tục bị Hà Lan và một số nước khác phản đối.
Trước đó, theo kế hoạch ban đầu, Hội nghị thượng đỉnh EU lần này diễn ra trong 2 ngày 17-18/7 để thảo luận về kế hoạch phục hồi sau đại dịch COVID-19 và một ngân sách dài hạn mới của khối.
Giới phân tích cũng đã lường trước những khó khăn của hội nghị và dự đoán sự kiện này phải kéo dài sang ngày làm việc thứ ba.
-
Thái Lan thu hút lượng vốn đầu tư kỷ lục trong năm 2024, dẫn đầu là công nghiệp số -
Mỹ siết chặt kiểm soát lưu thông chip AI trên toàn cầu -
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng tốc -
Apple gặp khó tại thị trường Trung Quốc -
Chứng khoán Trung Quốc có khởi đầu năm tệ nhất kể từ năm 2016 -
Mỹ ước tính thiệt hại gần 150 tỷ USD do thảm kịch cháy rừng tại Los Angeles đầu năm 2025 -
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024