
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
Đỏ sàn
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Việt Nam với số lượng mã cổ phiếu giảm điểm áp đảo lượng cổ phiếu tăng điểm. Nhà đầu tư đua bán tháo khiến chỉ số chung rơi tự do trong vỏn vẹn nửa tiếng đồng hồi. VN-Index có thời điểm rơi sâu nhất 29 điểm. Dù vậy, cả ba chỉ số đều hồi phục trong phiên chiều. HNX-Index và UPCoM bật lên khá mạnh mẽ, trong khi VN-Index gặp hạn chế khi các giao dịch mua bán không đến được với nhau do năng lực hệ thống giao dịch tới hạn.
Đóng cửa phiên giao dịch 24/3, VN-Index giảm 21,64 điểm, tương đương mức giảm 1,86%, xuống còn 1.161,81 điểm. HNX-Index chỉ còn giảm 1,34% nhờ hồi phục đáng kể phiên chiều, đạt 268,69 điểm. Chỉ số chung sàn UPCoM 0,8% xuống còn 80,5 điểm.
![]() |
Cả ba sàn chứng khoán chìm trong sắc đỏ. |
Thanh khoản trên sàn tăng mạnh với tổng giá trị giao dịch xấp xỉ 21.620 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE, giá trị giao dịch tăng gần 14,5% lên 17.649 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản cao nhất của sàn này kể từ ngày 29/1. Giá trị giao dịch trên HNX cũng ở mức cao nhất từ giữa tháng 1/2021 lên 2.796 tỷ đồng.
HPG là cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất về giá trị khi có tới 23,65 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng tương đương 1.082 tỷ đồng. Còn về khối lượng, FLC tiếp tục dẫn đầu với 42,6 triệu cổ phiếu sang tay.
Thanh khoản tăng cao trong phiên điều chỉnh giảm mạnh này. Chỉ trong ba phiên giao dịch, chỉ số sàn HoSE giảm 38,2 điểm từ ngưỡng 1.200 điểm, xóa bỏ hoàn toàn nỗ lực tăng điểm của VN-Index từ ngày 10/3.
Sự hồi phục chiếu nay có đóng góp lớn từ sự đảo chiều của cổ phiếu Vingroup – doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên thị trường hiện tại. Ngay khi mở cửa phiên chiều, VIC bật tăng 3,75% lên 107.900 đồng/cổ phiếu. Trong khi trước đó, VIC là cổ phiếu kéo VN-Index giảm nhiều nhất trong phiên sáng. Thay vào đó, VHM, BID, GAS CTG, GVR là những cổ phiếu “dìm” thị trường nhiều nhất.
Tân binh SeABank giao dịch hơn 6 triệu cổ phiếu
Cổ phiếu SSB với mức tăng kịch biên độ (19,9%) mới là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào mức tăng của VN-Index phiên hôm nay. Điểm đáng chú ý là đã có hơn 6 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, khác hẳn với tình hình thanh khoản của BAB (BacABank), cũng là một cổ phiếu ngân hàng mới niêm yết vào đầu tháng 3 vừa qua.
Sự có mặt của SSB góp thêm hơn tỷ đôla (24.356 tỷ đồng) vốn hóa thị trường cho sàn chứng khoán TP.HCM. Tuy nhiên, thời điểm này, thanh khoản sôi động của cổ phiếu SSB lại là một gánh nặng cho hệ thống giao dịch vốn đã thường xuyên đạt tới giới hạn tối đa về năng lực xử lý.
Sàn HoSE tiếp tục rơi vào tình trạng “nghẽn” và chậm từ 13h10p. Chỉ có khoảng gần 1.000 tỷ đồng được hấp thụ vào thị trường trong hơn nửa tiếng đồng hồ giao dịch cuối phiên chiều.
Khối ngoại vẫn chưa dứt chuỗi bán ròng dù thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung được nhiều tổ chức quốc tế gần đây đánh giá tích cực. Dòng tiền ngoại chảy ròng 364 tỷ đồng, trong đó KBC và POW bị bán ra nhiều nhất lần lượt 151 tỷ đồng và 82 tỷ đồng. Cổ phiếu của Hòa Phát, Vinamilk, VietinBank cũng bị bán ra trên 50 tỷ đồng.
Tin mừng là hôm nay là ngày quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF từ Đài Loan dự kiến huy động vốn với quy mô tương đương gần 8.100 tỷ đồng. Một nguồn tin cho biết lượng chứng chỉ quỹ dự kiến phát hành đã được nhà đầu tư đặt mua hết trước khi đợt huy động vốn bắt đầu.
Không riêng thị trường Việt Nam, nhiều thị trường chứng khoán châu Á giảm sâu ở phần lớn thời gian giao dịch trong phiên. Đóng cửa phiên, chỉ số Hang Seng sàn Hồng Kông giảm 2,32%. Chỉ số Shang Hai cũng giảm 1,3% Một số doanh nghiệp Trung Quốc mới công bố báo cáo tài chính kiểm toán, ghi nhận một số thay đổi tiêu cực như Kuaishou Technology bất ngờ nâng khoản lỗ của công ty lên 2,9 tỷ USD do chi phí hoạt động cao hơn, trong khi Tencent giảm 1,59%, so với báo cáo thu nhập trước đó.
Chỉ một số chỉ số sàn chứng khoán tăng nhẹ như Thái Lan (0,13%), Malaysia (0,33%), Philippines (0,79%)

-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán -
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang