
-
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn
-
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới
-
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng
-
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải -
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD
Trong khuôn khổ chương trình, đã diễn ra Lễ tuyển sinh khóa đào tạo thiết kế vi mạch tại Đà Nẵng năm 2025 tại Đại học Đà Nẵng. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo. |
Sự kiện thu hút hơn 100 người với sự tham dự của ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia; ông Filip Graovac, Phó trưởng đại diện Quỹ Châu Á tại Việt Nam; đại diện các cơ quan liên quan của UBND TP. Đà Nẵng; Lãnh đạo các trường Đại học tại TP. Đà Nẵng, Lãnh đạo các trường Đại học khu vực miền Trung, Tây Nguyên; Đại diện một số doanh nghiệp, khu công nghiệp, viện nghiên cứu và các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn.
Tại Hội thảo, các diễn giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam đã xác định phát triển công nghệ cao, trong đó có công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực then chốt tạo đột phá kinh tế và tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố tiên quyết.
Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, các phiên thảo luận đã tập trung vào các nội dung chính: nhu cầu và tiềm năng phát triển nguồn nhân lực ngành thiết kế bán dẫn; định hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Thành phố Đà Nẵng; và những cơ hội và thách thức trong việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành.
Lãnh đạo Đại học Đà Nẵng chia sẻ về những nỗ lực của các trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực vi mạch bán dẫn, bao gồm việc mở mới chương trình đào tạo kỹ sư thiết kế vi mạch và xây dựng phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch bán dẫn với hệ thống thiết bị hiện đại. Những hoạt động này góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ hàng đầu của cả nước vào năm 2050.
Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra Lễ tuyển sinh Khóa đào tạo thiết kế vi mạch tại Đà Nẵng năm 2025. Khóa đào tạo được xây dựng với sự hỗ trợ chuyên môn từ Công ty TNHH Giải pháp Acronics, một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết kế vi mạch trên công nghệ FPGA và tích hợp phát triển sản phẩm hoàn chỉnh. Acronics sẽ cung cấp chương trình đào tạo, chuyên gia/giảng viên và trang thiết bị thực hành cho khóa học. Đặc biệt, toàn bộ quy trình từ thiết kế vi mạch, lập trình điều khiển, thiết kế và sản xuất bo mạch đến khâu đóng gói đều được thực hiện tại Việt Nam ("Made in Vietnam").
![]() |
Một Góc TP Đà Nẵng, ảnh sưu tầm |
Gần đây, ngành công nghiệp bán dẫn mới nổi của Đà Nẵng đã thu hút sự chú ý của toàn cầu, nhờ vào việc phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng công nghiệp, vị trí chiến lược và lực lượng lao động tay nghề cao ngày càng tiến bộ. Với hệ sinh thái công nghệ mới nổi, Đà Nẵng đang ở vị thế thuận lợi để đi đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Các doanh nghiệp thiết kế bán dẫn hàng đầu thế giới như Synopsys, Marvell đã có mặt tại Đà Nẵng. Nvidia, Qualcom, Intel... đã đến khảo sát cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng và đang có kế hoạch hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố. Tập đoàn Foxlink, một trong các doanh nghiệp hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc) cũng đầu tư vào thành phố và đang có kế hoạch mở rộng trong thời gian tới.
Vì vậy sự kiện Hội thảo được tổ chức lần này cũng góp phần truyền tải tới các thế hệ sinh viên về vai trò và tầm quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cho ngành Vi mạch Bán dẫn tại Đà Nẵng.

-
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn
-
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới
-
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng
-
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải -
Quảng Nam khẳng định 9 dự án điện mặt trời không có vi phạm về đất đai -
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ -
Cơ hội “độc nhất vô nhị” của Việt Nam trong thu hút vốn FDI -
Sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió 1.688 tỷ đồng tại Quảng Trị -
Quảng Nam rà soát ranh giới Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)