
-
Xác lập tầm cao mới cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan
-
Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển bền vững
-
TP.HCM lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013
-
Quảng Bình - Quảng Trị thống nhất các nội dung công việc chuẩn bị cho việc sáp nhập
-
Sáng nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường Diên Hồng về sửa đổi Hiến pháp -
Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ
Dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, Triển lãm Triển lãm Quốc tế Dệt may, thiết bị và nguyên phụ liệu (Saigon Tex 2017) do Tập Đoàn Dệt May Việt Nam – VINATEX, Công ty TNHH Tổ chức Triển lãm VCCI (Vietcham Export), Công ty Tổ chức Triển lãm CP Exhibition, Hongkong tổ chức sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Sài gòn (SECC), TP.Hồ Chí Minh ngày 5/4.
Saigon Tex 2017 có hơn 1.065 doanh nghiệp tham gia, gồm nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đến từ 24 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới như Trung Quốc, Canada, Bỉ, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật, Hàn Quốc, Macau, Malaysia, Hà Lan, Pakistan, Philipines, Singapore, Thụy Sỹ, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương Quốc Anh, Mỹ… tham dự.
![]() |
Với quy mô xuất khẩu lên tới 35 tỷ USD, ngành dệt may Việt Nam có sức hút lớn với các nhà sản xuất máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu. |
Mặt hàng trưng bày tại Triển lãm là các loại máy móc chuyên ngành dệt may và thiết bị phụ trợ; Máy móc và Trang thiết bị phụ kiện thời trang; Phụ kiện, trang thiết bị ngành dệt may và nhuộm; Thiết bị quản lý và phát triển doanh nghiệp.
Saigon Tex 2017 sẽ tạo điều kiện cho các công ty dệt may Việt Nam có cơ hội tham quan, tìm hiểu, lựa chọn các chủng loại thiết bị có trình độ công nghệ hiện đại được sản xuất từ các nước công nghiệp tiên tiến, định hướng đầu tư thêm công nghệ mới nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hoá và có thêm nguồn nguyên phụ liệu, chủ động đáp ứng nhu cầu của khách mua hàng nước ngoài, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm…
Quy mô ngành dệt may không ngừng tăng lên trong những năm qua, và dự báo còn tiếp tục tăng khi các doanh nghiệp vẫn có kế hoạch mở rộng đầu tư.
Hiện nay, để có được kim ngạch xuất khẩu đạt 28-30 tỷ USD, ngành dệt may đang phải gần 10,5 tỷ USD, trong đó nhập chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…
Ngành dệt may tiếp tục thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị, máy móc và nguyên phụ liệu từ các thị trường lớn.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, các doanh nghiệp dệt may ngày nay không tiếc tiền đầu tư hệ thống máy móc, công nghệ tiên tiến nhất để thúc đẩy nâng cao năng suất, giảm thiểu được chi phí tiền lương do giảm được số lượng lao động trực tiếp sản xuất…

-
Quảng Bình - Quảng Trị thống nhất các nội dung công việc chuẩn bị cho việc sáp nhập -
Sáng nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường Diên Hồng về sửa đổi Hiến pháp -
Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ -
Chủ tịch nước Lương Cường dự khánh thành bến cảng container quốc tế số 3, 4 Lạch Huyện -
Sắp xếp hành chính cấp xã: Hà Nội hướng tới bộ máy tinh gọn, hiệu quả -
Tăng quyền tự chủ, không cấm doanh nghiệp nhà nước kinh doanh bất động sản -
Hoa Kỳ cam kết chào đón các doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?