-
VNPT MOOC: Giải pháp học tập toàn diện trong kỷ nguyên số -
Đa dạng gian hàng ẩm thực và tài chính số tại Flavors Festival 2024 -
Quảng Trị hợp tác OSB phát triển thương mại điện tử -
Ra mắt sàn thương mại điện tử nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam -
Mở rộng đối tượng cấp học bổng Chương trình Phát triển nhân tài số -
Quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 ước đạt 25 tỷ USD
Các đại biểu tham quan các gian hàng tại Lễ hội chuyển đổi số |
Sáng 18/8, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức tuần lễ chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế 2022 với chủ đề: Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế -xã hội.
Tuần lễ diễn ra từ ngày 17 – 19/8 với nhiều hoạt động phong phú như 6 phiên chuyên đề, 3 tọa đàm chuyên sâu, Triển lãm các giải pháp công nghệ số tiêu biểu. Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 50 diễn giả, hơn 1.000 lượt đại biểu, hơn 3.000 khách tham quan đến từ lãnh đạo các bộ ngành Trung ương.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT-TT, nhấn mạnh rằng chuyển đổi số cần có nhiều mô hình công nghệ số khác nhau, không những mô hỉnh ở cấp tỉnh, huyện mà còn cả cấp xã. Bộ TT-TT đã tổng hợp các mô hình, câu chuyện hay và công bố trên mạng để các địa phương tham khảo.
"Trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin thì tỉnh Thừa Thiên – Huế có một triết lý riêng của mình, rất hay. Ví dụ như bắt buộc trước, tự nguyện sau. Tại sao phải bắt buộc trước, vì nó khá mới với tất cả mọi người, nếu không bắt buộc thì chẳng ai dùng. Khi bắt buộc mọi người dùng thì phải cho họ thấy được lợi ích, không thể bỏ được nên tự nguyện dùng" – Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, cho biết vừa qua đã triển khai mô hình tổ công nghệ số cộng đồng mà lực lượng nòng cốt là đoàn thanh niên thôn, xóm, xã phường và sự tham gia các doanh nghiệp công nghệ số như Viettel, VNPT, Mobifone… Mỗi tổ có 5 người để hướng dẫn từng người dân sử dụng công nghệ số.
Thứ trưởng cho biết đã biên soạn tài liệu để tập huấn tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện 5 nhiệm vụ: "Đi từng ngõ gõ từng nhà" hướng dẫn từng người sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tạo lập tài khoản thanh toán, mua sắm trực tuyến; sử dụng kỹ năng bảo đảm an toàn ở mức cơ bản để bà con khi lên mạng không bị lừa đảo; sử dụng nền tảng do các địa phương lựa chọn như đặt vé xe, đọc sách trực tuyến…
Hiện có khoảng 200.000 người tham gia tổ công nghệ số cộng đồng, họ sẽ được huấn luyện trở thành các sứ giả phổ biến kỹ năng số đến người dân, qua đó sẽ góp phần tích cực cho mục tiêu kinh tế số và xã hội số.
-
Sứ mệnh tiên phong của Hanel -
Đa dạng gian hàng ẩm thực và tài chính số tại Flavors Festival 2024 -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Từ 1/1/2025, người dân Hà Nội được hỗ trợ chi phí khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến -
Quảng Trị hợp tác OSB phát triển thương mại điện tử -
Ra mắt sàn thương mại điện tử nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam -
Mở rộng đối tượng cấp học bổng Chương trình Phát triển nhân tài số
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá