
-
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
-
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi số
-
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay
-
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách
-
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng -
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch Phát triển doanh nghiệp công nghệ số giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030
Khánh Hòa đặt ra mục tiêu đưa ngành công nghệ số trên địa bàn tỉnh trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Đến năm 2025, Khánh Hòa phấn đấu có 5 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó, ít nhất có 2 doanh nghiệp công nghệ số phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin trọng điểm phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh được đưa vào ứng dụng thực tế tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Đến năm 2030, Khánh Hòa có 10 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó, ít nhất có 5 doanh nghiệp làm chủ công nghệ, cung cấp sản phẩm, giải pháp phần mềm phục vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh được đưa vào ứng dụng thực tế trên địa bàn tỉnh và các địa phương khác trên cả nước.
Theo đó, Khánh Hòa định hướng tập trung xây dựng, phát triển các nhóm doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã khẳng định được thương hiệu nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất; các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số.
Ngoài ra, Khánh Hòa sẽ khuyến khích các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi, ứng dụng thành tựu công nghệ số vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, chính quyền tỉnh đang đẩy rất mạnh công nghệ số, chính quyền số. Vì thế, doanh nghiệp cũng phải thay đổi, thích ứng theo. “Chính quyền số mà doanh nghiệp vẫn cứ làm theo kiểu “phổ thông” thì rất khó, mà phải nghiên cứu online”, ông Tuân chia sẻ.

-
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách -
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng -
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng -
Hạ tầng tài sản số tại Việt Nam: “Tay chơi lớn” bắt đầu hành động -
Người Việt chi 16 tỷ USD mua hàng online từ Shopee, Lazada,TikTok Shop -
Phát động Giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số năm 2025 -
Nghị quyết 57-NQ/TW: Cơ hội chưa từng có với nhà đầu tư công nghệ toàn cầu
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower