-
Cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ toàn diện cho người cao tuổi -
Lần đầu tiên triển khai tiêm vắc-xin zona thần kinh tại Việt Nam -
Hy vọng vào công nghệ liệu pháp tế bào trong khám chữa bệnh -
Hơn 1.000 ca nhập viện do thuốc lá mới chỉ trong một năm -
Cả gia đình nhập viện cấp cứu vì nhiễm khuẩn sau mưa lũ -
Tin mới y tế ngày 3/10: Kết nối, chia sẻ dữ liệu khám sức khỏe của người lái xe
Trưa 2/11, Hội Tim mạch học Việt Nam, Viện Tim mạch Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Đại hội khoa học tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27 với chủ đề: “Giao thoa tim mạch với các chuyên ngành: Cơ hội và thách thức”.
Theo các chuyên gia, trình độ điều trị các bệnh lý tim mạch của Việt Nam không thua kém thế giới. |
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, mỗi năm cướp đi khoảng 19,5 triệu sinh mạng (theo báo cáo về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2022), chiếm khoảng 1/3 tử vong do mọi nguyên nhân. Cùng với sự thay đổi lối sống và già hóa dân số, gánh nặng các bệnh lý tim mạch đang ngày càng gia tăng trong khu vực.
Còn theo số liệu của Liên đoàn Tim mạch thế giới, ước tính mỗi năm khu vực ASEAN có khoảng 4 triệu người chết vì bệnh tim mạch. Chỉ riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, gánh nặng bệnh tật và chi phí cũng tăng đáng kể.
Trong bối cảnh các bệnh lý tim mạch gia tăng nhanh chóng, việc tổ chức Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á được xem như là một diễn đàn lớn để các nhà khoa học đầu ngành tim mạch trong khu vực cùng bàn thảo các vấn đề liên quan đến thách thức và cơ hội trong ngành.
Chia sẻ tại buổi họp báo, PGS-TS.Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, ngành tim mạch Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều bước tiến đáng kể, hội nhập được sâu rộng thế giới, đã triển khai ứng dụng được nhiều kỹ thuật tiên tiến có thể sánh ngang các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, hầu hết các bệnh lý tim mạch đã có thể được chẩn đoán và điều trị trong nước một cách kịp thời, hiệu quả. Người bệnh tim mạch trong nước đã có cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học trong lĩnh vực tim mạch tiên tiến ngay tại chỗ mà không còn phải ra nước ngoài.
Tuy vậy, chúng ta cần trau dồi học tập không ngừng, từ kinh nghiệm của các nước phát triển và trong khu vực để có thể áp dụng, phát triển các thành tựu khoa học mới nhất trong chăm sóc sức khỏe tim mạch cho người dân.
Được biết, ngành tim mạch Việt Nam gia nhập cộng đồng tim mạch ASEAN từ năm 2004, từ đó đến nay luôn có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của khu vực.
Năm 2008, Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17 được tổ chức tại Hà Nội đã gây được tiếng vang lớn với các nước thành viên trong Liên đoàn Tim mạch Đông Nam Á cũng như các cộng đồng tim mạch khác trên thế giới bởi quy mô, chất lượng chương trình.
Sau 15 năm, Hội Tim mạch học Việt Nam một lần nữa có vinh dự được Liên đoàn Tim mạch Đông Nam Á giao nhiệm vụ đăng cai tổ chức Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á (AFCC 2023) lần thứ 27 (từ ngày 2 - 5/11).
Đại hội lần này sẽ đón tiếp hơn 2.000 đại biểu trong và ngoài nước, trong đó có 300 chuyên gia tim mạch hàng đầu với vai trò diễn giả khách mời đến từ nhiều nền y học tiên tiến trên thế giới cũng như khu vực ASEAN.
Theo Ban tổ chức, Chương trình Đại hội khoa học tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27 kết hợp Hội nghị Khoa học thường niên của Hội Tim mạch học Việt Nam hết sức phong phú và cập nhật với hơn 180 phiên khoa học bao gồm gần 800 bài báo cáo, diễn ra liên tục cùng lúc ở 10 hội trường trong 3 ngày.
Ngoài những chủ đề khoa học thường quy như: Can thiệp tim mạch, Siêu âm tim, Điều trị rối loạn nhịp tim … thì năm nay, chương trình Đại hội sẽ có thêm những phiên khoa học đặc biệt, rất đáng chú ý với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài như phiên đào tạo của SCAI (Hội Tim mạch Can thiệp Hoa Kỳ), các phiên cập nhật khuyến cáo từ ESC Congress (Hội Tim mạch châu Âu)…
Đây là một sự kiện quan trọng, mang tầm quốc tế của chuyên ngành tim mạch nước nhà, là cơ hội tuyệt vời cho các thầy thuốc Việt Nam và trong khu vực có thể trao đổi, cập nhật và bổ sung các kiến thức, kỹ năng chuyên môn.
Bên cạnh đó, Đại hội cũng là cơ hội lan tỏa những thông điệp sức khỏe đến người dân trong công cuộc phòng chống lại bệnh lý tim mạch đang gia tăng ở nước ta với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe tim mạch cho người dân Việt Nam.
Nói thêm về trình độ và tiến bộ trong điều trị các bệnh lý tim mạch tại Việ Nam, GS-TS.Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch thường trực Hội Tim mạch học Việt Nam đánh giá, Việt Nam đã làm chủ được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến về bệnh lý tim mạch tương đương các nước trong khu vực và thế giới.
Thậm chí, trong can thiệp tim bẩm sinh, thầy thuốc Việt Nam được mời đi nhiều quốc gia để chia sẻ kinh nghiệm và trình diễn các kỹ thuật điều trị.
Theo GS.Việt, trước đây, nhiều bệnh nhân tim mạch nước ta phải ra nước ngoài chữa bệnh, nay người dân đã có cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến ngay tại chỗ mà không còn phải ra nước ngoài.
Minh chứng cho điều này theo GS.Việt, trước đây nhiều bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim phải ra nước ngoài điều trị với chi phí cao, nhưng đầu tuần qua, Viện Tim mạch Việt Nam trở thành cơ sở đầu tiên ở nước ta điều trị thành công ca bệnh rung nhĩ phức tạp bằng công nghệ rất mới là bóng áp lạnh.
Kỹ thuật này nhằm ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp tái phát và vãn hồi chức năng tim bị suy giảm, giúp bệnh nhân có cuộc sống và sinh hoạt bình thường trở lại.
Lý giải nguyên nhân hiện nay tỷ lệ bệnh nhân tim mạch tăng, các chuyên gia đầu ngành tim mạch cho hay, kiến thức chung để chủ động phòng chống bệnh tim mạch của đa số người dân còn thiếu, chưa hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh là gì, không chủ động điều chỉnh lối sống (ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện). Việc khám sức khỏe định kỳ cũng chưa được chú ý.
Ngoài ra, khi tuổi thọ bình quân tăng lên, số người cao tuổi tăng lên, các bệnh lý tim mạch (nhất là bệnh lý xơ vữa) cũng tăng lên, đó là thách thức cho ngành Tim mạch Việt Nam.
Theo GS-TS.Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, bên cạnh các yếu tố nguy cơ truyền thống, ngày nay đô thị hóa trong xã hội phát triển nhanh, các yếu tố môi trường như bụi, tiếng ồn, stress hay hậu Covid-19 cũng được tính là yếu tố nguy cơ mới xuất hiện ảnh hưởng sức khỏe tim mạch.
Theo Ban tổ chức, Đại hội lần này dành riêng một chuyên đề về ứng dụng AI, tiềm năng trong tim mạch. Và xu hướng mới mà Hội Tim mạch Việt Nam nhắm đến, đó là phát triển các bảng điều tra để đánh giá nguy cơ tim mạch của mỗi người dân.
Bằng cách trả lời các câu hỏi trong chưa đầy 5 phút, người dùng ứng dụng có thể tự đánh giá mức độ nguy cơ tim mạch thấp - trung bình - cao trong 5-10 năm tới, từ đó hướng đến sự tư vấn của các thầy thuốc tim mạch.
Bên cạnh đó, Hội Tim mạch học Việt Nam đang hướng đến mục tiêu trong tương lai là sử dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý các phương tiện chẩn đoán hình ảnh bệnh lý tim mạch, từ đó giúp quá trình chẩn đoán, điều trị hiệu quả hơn.
-
Hơn 1.000 ca nhập viện do thuốc lá mới chỉ trong một năm -
Tin mới y tế ngày 4/10: Ung thư giai đoạn cuối vì chủ quan với viêm gan B -
Công ty TNHH Dược phẩm Vimedco bị đình chỉ hoạt động -
Sau 20 năm nghiện rượu, kết quả rơi vào tình trạng xơ gan -
Cả gia đình nhập viện cấp cứu vì nhiễm khuẩn sau mưa lũ -
Tin mới y tế ngày 3/10: Kết nối, chia sẻ dữ liệu khám sức khỏe của người lái xe -
Hà Nội siết chặt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm quanh cổng trường học
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/10 -
2 Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
3 Hé lộ phương án đầu tư nâng cấp tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 2: Công thức kiếm tiền phi pháp -
5 Không nhất thiết phải thay đổi lãi suất điều hành
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024
- DOJI được công nhận "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á"
- Giải thưởng “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024” vinh danh 10 doanh nghiệp xuất sắc
- Yên tâm chăn nuôi vì được hỗ trợ toàn diện
- Trải nghiệm tham gia trực tiếp Podcast “Have a sip” tại TP.HCM cùng Marriott Bonvoy®