-
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục trượt dài -
Alibaba cùng đối tác Hàn Quốc lập liên doanh thương mại điện tử 4 tỷ USD -
Trung Quốc cho phép địa phương dùng trái phiếu để đầu tư dự án -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
"Điểm mặt" các biến số điều hướng giá vàng năm 2025 -
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa
Người dân đi qua một cửa hàng trong trung tâm mua sắm cao cấp ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images |
Theo báo cáo tài chính hàng năm của UBS, hơn 3,5 triệu người đã mất danh hiệu “triệu phú đô la Mỹ” vào năm 2022 trong lần sụt giảm tài sản toàn cầu đầu tiên, do lạm phát cao và tiền tệ gặp khó khăn gây ra, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tờ Guardian dẫn báo cáo của UBS cho biết số người trưởng thành có tài sản trị giá trên 1 triệu đô la Mỹ đã giảm từ 62,9 triệu người vào cuối năm 2021 xuống còn 59,4 triệu người vào cuối năm 2022. Ngân hàng Thụy Sĩ này cho biết của cải trên toàn cầu đang suy giảm do lạm phát cao và sự sụp đổ của nhiều loại tiền tệ so với đồng USD.
Số lượng triệu phú ở Mỹ giảm 1,8 triệu người xuống còn 22,7 triệu, nhưng vẫn có nhiều triệu phú hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Trung Quốc có số triệu phú cao thứ hai với 6,2 triệu.
Bất chấp sự suy giảm trên, báo cáo cho thấy số triệu phú đô la Mỹ đang nhiều gấp bốn lần so với thời điểm chuyển giao thế kỷ 20 - 21.
Ở Anh, số triệu phú giảm 440.000 người xuống còn 2,6 triệu, mức giảm lớn thứ ba sau Nhật Bản, giảm từ 3,2 triệu xuống 2,6 triệu. Australia ghi nhận mức giảm lớn thứ tư, với 360.000 người không còn được coi là triệu phú, giảm tổng số xuống còn 1,8 triệu.
Ngoài ra, số người sở hữu hơn 50 triệu USD đã giảm 22.500 người xuống còn 243.000 người.
Theo một nghiên cứu riêng cho chỉ số tỷ phú Bloomberg, 500 người giàu nhất hành tinh đã thiệt hại tổng cộng 1,4 nghìn tỷ USD vào năm 2022.
Ông Elon Musk, người giàu nhất thế giới và đồng sáng lập Tesla, đã thất thoát 138 tỷ USD tài sản vào năm 2022, thời điểm mà ông hoàn tất việc mua lại mạng xã hội Twitter với giá 44 tỷ USD.
Người đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, người từng là một trong 10 người giàu nhất thế giới, đã mất gần 81 tỷ USD giá trị tài sản ròng và dừng lại ở mức 45 tỷ USD vào cuối năm 2022.
Theo các nhà kinh tế học của UBS, giới siêu giàu, khá giả và nghèo đều sụt giảm tổng tài sản vào năm 2022. Đây là lần đầu tiên họ ghi nhận sự sụt giảm về tài sản ròng của các hộ gia đình trên thế giới kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
-
Alibaba cùng đối tác Hàn Quốc lập liên doanh thương mại điện tử 4 tỷ USD -
Trung Quốc cho phép địa phương dùng trái phiếu để đầu tư dự án -
Xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu đạt mức tăng trưởng gần 20% -
Hàn Quốc: BoK khẳng định tiếp tục hạ lãi suất cơ bản trong năm 2025 -
Nga gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo đến hết tháng 6/2025 -
Reuters: Trung Quốc dự tính phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt trị giá 411 tỷ USD -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn
-
1 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
2 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
3 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
4 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025 -
5 TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion