-
Vina T&T thiệt hại vì bị giả mạo mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu -
TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình -
Các start-up công nghệ đang dần mất đi lợi thế -
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon
Hợp nhất hai công ty đường sắt Hà Nội, Sài Gòn
Từ ngày 1/11/2024, CTCP Vận tải đường sắt chính thức hoạt động trên cơ sở hợp nhất hai công ty Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn, thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Việc hợp nhất này là thực hiện chủ trương cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
CTCP Vận tải đường sắt chính thức hoạt động trên cơ sở hợp nhất hai công ty Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn. |
Công ty có vốn điều lệ là 1.303 tỷ đồng. Ông Đỗ Văn Hoan là Chủ tịch HĐQT, ông Đào Anh Tuấn làm Tổng giám đốc.
Đối với các cổ đông của Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Sài Gòn trước đây sẽ trở thành cổ đông của Công ty cổ phần Vận tải đường sắt, ngoài việc được hưởng những lợi ích gia tăng từ việc hợp nhất mang lại, các cổ đông sẽ thuận lợi trong việc tìm hiểu, đánh giá chuyên sâu đối với hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Vận tải đường sắt và thị trường vận tải đường sắt.
"Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động đánh dấu sự thay đổi lớn đối với vận tải đường sắt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, hạ giá thành vận tải.
Công ty tập trung nguồn lực, tài chính, phương tiện vận tải để tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tăng khả năng huy động vốn cho các kế hoạch phát triển vận tải đường sắt", đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay.
Trước đó, ngày 26/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025". Trong đó, Thủ tướng yêu cầu thực hiện xong việc hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn thành một, hoàn thành trong năm 2024.
Sabeco bước vào thương vụ M&A khủng
Ghi nhận mức lãi ròng trong quý III/2024, với hơn 1.119 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho biết lợi nhuận tăng do doanh thu tăng 3%, lên 7.670 tỷ đồng, nhờ tình hình kinh tế cải thiện.
Nhà máy BIa Sài Gòn Củ Chi. |
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Sabeco ghi nhận 22.940 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi ròng 3.365 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 6% so với cùng kỳ 2023, đạt 67% chỉ tiêu doanh thu và 77% mục tiêu lợi nhuận năm sau 3 quý.
Đặc biệt, HĐQT Sabeco đã chốt ngày chào mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phần, tương ứng 43,2% vốn của Công ty cổ phầnTập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây (Sabibeco) từ 31/10-25/12/2024. Mục đích nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Tổng giao dịch ước tính hơn 800 tỷ đồng, với giá mua 22.000 đồng/cổ phần - cao hơn 20% so với thị giá cổ phiếu SBB của Sabibeco phiên sáng 31/10 (18.400 đồng/cổ phần). Nếu thành công, Sabeco sẽ trở thành công ty mẹ của Sabibeco, sở hữu trực tiếp 59,6% vốn (gần 52,2 triệu cổ phần).
Thương vụ thâu tóm Sabibeco - chủ thương hiệu bia Sagota - được Sabeco tiết lộ từ đầu năm 2023, nhưng phải mất gần 2 năm mới đi đến bước cuối cùng.
Ngoài thương vụ thâu tóm Sabibeco, Sabeco cũng dự kiến mua thỏa thuận hơn 2 triệu cổ phần CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây, nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 70,55% lên 84,46%. Trước đó, ngày 22/10, ĐHĐCĐ bất thường của WSB đã chấp thuận cho Sabeco nhận chuyển nhượng hơn 2 triệu cổ phiếu WSB mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai. Nếu giao dịch thành công, Sabeco sẽ trở thành cổ đông lớn duy nhất của WSB.
Việc chào mua công khai số lượng lớn không khiến giới đầu tư bất ngờ, bởi trong tháng 9/2024, HĐQT Sabeco đã thông qua phương án chào mua công khai cổ phiếu SBB nhằm mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo nhận định Chứng khoán FPT (FPTS), sau khi hoàn tất thương vụ M&A Sabibeco, tổng công suất của Sabeco sẽ được nâng lên 3,01 tỷ lít bia/năm ngay trong năm 2024, tăng 25,4% so với công suất hiện tại và trở thành doanh nghiệp bia có quy mô sản xuất lớn nhất Việt Nam.
Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures
Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures của Vingroup với tổng tài sản 150 triệu USD. Trong đó, 100 triệu USD là danh mục đã đầu tư kế thừa từ Vingroup và 50 triệu USD dự kiến giải ngân trong 3-5 năm tới.
Trọng điểm đầu tư của VinVentures là trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn (semiconductor) và điện toán đám mây (Cloud) và các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
Bên cạnh đó, Quỹ cũng mở ra cơ hội cho các startup ở các lĩnh vực khác nếu có tiềm năng tăng trưởng, có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, không nhất thiết giới hạn ở những startup liên quan đến Vingroup.
Phạm vi đầu tư của Quỹ trước mắt là thị trường Việt Nam, hướng tới các startup với đội ngũ sáng lập nội địa ở giai đoạn đầu (giai đoạn hạt giống và giai đoạn Series A - giai đoạn 2 và 3/5 vòng gọi vốn startup). Trong tương lai, Quỹ sẽ mở rộng phạm vi tiếp cận tới những startup trong khu vực, đặc biệt là tại các thị trường có đặc điểm phát triển tương đồng với Việt Nam như Singapore, Indonesia và Philippines.
Điều kiện để VinVentures đầu tư là các startup có tiềm năng phát triển bền vững, có tốc độ tăng trưởng tốt, các sản phẩm dịch vụ có khả năng thương mại hóa, ứng dụng thực tiễn cao và đội ngũ sáng lập có uy tín và kinh nghiệm. Các thương vụ sẽ được triển khai trên nguyên tắc đầu tư chuyên nghiệp, trong đó VinVentures sẽ mua cổ phần và trở thành cổ đông công ty với kỳ vọng lợi nhuận cụ thể.
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm, Giám đốc Điều hành Quỹ cho biết: “Bên cạnh việc góp vốn, giá trị đặc biệt mà VinVentures mang lại cho các startup chính là khả năng kết nối với các công ty trong hệ sinh thái của Vingroup ở cả 2 vai trò: môi trường thẩm định, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ cho các startup trước khi ra thị trường và khách hàng tiềm năng”.
Vinatex lãi lớn nhờ đơn hàng từ Bangladesh, Myanmar
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã có hơn 129 tỷ đồng lãi ròng trong quý III/2024, mức cao nhất 2 năm qua và gấp gần 5 lần cùng kỳ 2023.
Trung tâm Thời trang Vinatex tại Hà Nội. |
Cụ thể, theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024, Vinatex có doanh thu gần 4.600 tỷ đồng và lãi ròng 129 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 385% so với cùng kỳ năm trước. Đây đều là các mức doanh thu và lợi nhuận hàng quý cao nhất trong 2 năm qua của Vinatex.
Công ty cho biết do ngành may có sự cải thiện cả về giá và số lượng đơn hàng, do tận dụng được sự dịch chuyển từ các thị trường Trung Quốc, Bangladesh và Myanmar. Với ngành sợi, thị trường dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng các đơn vị sợi có nhiều thời điểm chốt được giá bông, sợi tốt.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần Vinatex ghi nhận hơn 12.500 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ và lãi ròng khoảng 172 tỷ đồng, hơn 4,7 lần cùng kỳ, vượt kết quả cả năm 2023 (lãi 166 tỷ đồng).
Năm 2024, Công ty đặt mục tiêu doanh thu 17.900 tỷ đồng và lãi trước thuế 550 tỷ đồng. Sau 3 quý, Vinatex thực hiện được 70% chỉ tiêu doanh thu và 52% mục tiêu lợi nhuận năm.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của Vinatex tính đến ngày 30/9/2024 gần 19.100 tỷ đồng, tương đương đầu năm.
Liên doanh Geleximco – Chery thành lập quỹ phúc lợi
Liên doanh Geleximco – Chery vừa công bố thành lập Quỹ phúc lợi OMODA & JAECOO Việt Nam.
Quỹ phúc lợi OMODA & JAECOO Việt Nam góp phần nâng cao hình ảnh của Geleximco - Chery tại thị trường Việt Nam. |
Quỹ phúc lợi OMODA & JAECOO Việt Nam được sử dụng với mục đích đóng góp cho xã hội thông qua việc hỗ trợ các hoạt động cộng đồng, tập trung vào việc cải thiện môi trường, phát triển y tế, giáo dục và hỗ trợ trẻ em cũng như các nhóm đối tượng khó khăn.
Việc thành lập Quỹ phúc lợi OMODA & JAECOO Việt Nam góp phần nâng cao hình ảnh của Geleximco – Chery tại thị trường Việt Nam thông qua những đóng góp thiết thực. Đồng thời, điều này cũng thể hiện trách nhiệm xã hội của thương hiệu, khẳng định sự gắn bó lâu dài với cộng đồng.
Trước đó, dưới sự chứng kiến của đoàn lãnh đạo cấp cao từ Việt Nam, liên doanh Geleximco – Chery đã chính thức nhận chứng nhận đầu tư và đăng ký doanh nghiệp, hiện thực hóa mục tiêu phân phối các dòng xe OMODA & JAECOO, xây dựng nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 800 triệu USD.
Hòa Phát rót hơn 52.000 tỷ đồng vào Dung Quất 2
Tập đoàn Hoà Phát vừa công bố những thông tin quan trọng về dự án trọng điểm Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2, cùng với kết quả kinh doanh tích cực trong quý III/2024.
Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long (đứng giữa) trong lần kiểm tra xây lắp bên trong lò cao Dự án Dung Quất 2 |
Theo đó, đến cuối quý III, Tập đoàn đã rót hơn 52.000 tỷ đồng vào dự án Dung Quất 2, tăng hơn 10.000 tỷ đồng sau 1 quý. Đây là dự án chiến lược với công suất 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng mỗi năm, dự kiến đưa Hòa Phát vào top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới với tổng năng lực sản xuất thép thô trên 14 triệu tấn/năm.
Với tiến độ hiện tại, phân kỳ 1 của dự án dự kiến chạy thử nóng lò cán đầu tiên vào cuối năm 2024. Thời điểm này được đánh giá là thuận lợi khi nhu cầu thép HRC trong nước đang rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam sắp công bố kết quả điều tra chống bán phá giá với thép HRC từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Về mặt tài chính, để đảm bảo nguồn vốn cho dự án, nợ tài chính của Hòa Phát đã tăng lên mức kỷ lục gần 79.000 tỷ đồng vào cuối quý III.
Song song với tiến độ dự án, Hòa Phát cũng ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý III với doanh thu 34.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.022 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 51% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả ấn tượng trên đến từ việc Hòa Phát đã tận dụng tốt thời điểm giá nguyên liệu đầu vào ổn định, đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất giúp biên lợi nhuận gộp tăng từ 12,6% lên 13,9%. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chặt chẽ chi phí tài chính, giảm từ 1.438 tỷ xuống 833 tỷ đồng trong quý 3 cũng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng lợi nhuận.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Tập đoàn đạt doanh thu 105.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9.210 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ.
Mảng thép tiếp tục là động lực chính khi đóng góp 85% tổng lợi nhuận. Dù sản lượng thép xây dựng giảm 14% trong quý III, Hòa Phát vẫn duy trì vị thế dẫn đầu với 38% thị phần nội địa. Đáng chú ý, các mảng kinh doanh đều cải thiện biên lợi nhuận tăng từ 42-80% so với cùng kỳ.
-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn