-
Dòng chứng khoán và bất động sản tăng tích cực, VN-Index “nhọc nhằn” giữ mốc 1.250 điểm -
Viettel Post chia cổ tức tiền mặt gần 183 tỷ đồng -
Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế 20,7 triệu cổ phiếu -
Cao su Tân Biên chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 22% -
Imexpharm chốt thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 -
Cổ phiếu của VNG hồi phục mạnh
VN-Index là một trong những thị trường giảm sâu nhất phiên 22/9. |
Áp lực bán gia tăng mạnh và rất đột biến trong phiên giao dịch cuối tuần. Tổng cộng có tới gần 1,68 tỷ cổ phiếu được sang tay trong phiên với giá trị giao dịch đạt 37.326 tỷ đồng. Trong đó, riêng sàn HoSE đạt thanh khoản trên 32.333 tỷ đồng, tăng 40% so với phiên liền trước.
Sắc đỏ phủ trên diện rộng. VN-Index tuột khỏi mốc 1.200 điểm ngay phiên mở cửa và đã có thời điểm giảm tới 37 điểm xuống dưới 1.175 điểm. Chỉ số sàn HoSE cũng chỉ đi lên thận trọng trong trạng thái giằng co và kết phiên ở mức 1.193 điểm, giảm 19,7% (-1,62%). Giảm sâu hơn, HNX-Index còn bốc hơi tới 3,46%, đóng cửa ở mức 243,15 điểm. Chỉ số sàn UPCoM giảm 1,76% xuống 90,76 điểm.
Đà giảm sâu này kéo Việt Nam trở thành thị trường chứng khoán giao dịch tiêu cực nhất trong các sàn châu Á ngày 22/9.
Đã xuất hiện thông tin lan truyền liên quan đến biến động nhân sự lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM trong phiên sáng. Tuy nhiên, trong thông báo chiều nay, HoSE đã khẳng định thông tin trên là chưa chính xác.
Hiện Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam cùng các thành viên thị trường đang thực hiện kiểm thử vận hành hệ thống công nghệ thông tin tích hợp (hệ thống KRX) theo kế hoạch. Thông tin này là động lực hỗ trợ thị trường chứng khoán đi lên trong thời gian qua, đặc biệt ở dòng chứng khoán.
Tuy nhiên, trong phiên điều chỉnh mạnh, đây cũng là dòng cổ phiếu bị bán tháo nhiều nhất. Gần 50% cổ phiếu dòng chứng khoán giảm kịch biên độ hay có dư bán giá sàn nhưng không được hấp thụ. Ngay cả các cổ phiếu “ông lớn” như VND, BSI, HCM… cũng giảm sàn.
Dòng chứng khoán cũng góp nhiều đại diện nhất trong danh sách các cổ phiếu giảm sàn phiên 22/9. Toàn sàn có 6 mã giảm kịch biên, 678 mã giảm. Trong khi đó, chỉ có 163 mã tăng và 20 mã tăng trần.
VCB và BID là hai đại diện “gánh” thị trường. Tuy nhiên, các trụ cột lớn khác như VHM, VIC, HPG giảm mạnh đã kéo thị trường giảm sâu.
Dù là phiên thị trường tiêu cực, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục lựa chọn mua ròng cổ phiếu phiên thứ hai liên tiếp với giá trị xấp xỉ 133 tỷ đồng. Cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất là VNM (103,4 tỷ đồng) và VCB (50 tỷ đồng). Dù có lực đỡ từ cầu khối ngoại, cổ phiếu Vinamilk vẫn đóng cửa trong sắc đỏ, giảm 0,64%.
Trong khi đó, hàng loạt cổ phiếu bị bán ròng, đứng đầu là VIC (140 tỷ đồng), MSN (44,5 tỷ đồng).
Thanh khoản dâng cao, nhiều cổ phiếu cũng ghi nhận giá trị giao dịch đột biến như SSI (2.290 tỷ đồng), HPG (1.380 tỷ đồng), VND (1.284 tỷ đồng), VIX (1.158 tỷ đồng), STB (1.155 tỷ đồng). STB là cổ phiếu duy nhất tăng giá trong nhóm này. Trong khi đó, hai đại diện ngành chứng khoán đứng trong top đầu thanh khoản đều giảm kịch sàn.
-
Cao su Tân Biên chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 22% -
BaF Việt Nam nhận chuyển nhượng 40% vốn tại Sản xuất Rừng Xanh -
VN-Index ngắt mạch giảm, cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt -
Imexpharm chốt thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 -
Cổ phiếu của VNG hồi phục mạnh -
Siba Group sắp huy động vốn từ cổ đông để thanh toán công nợ -
Cổ phiếu Angimex tăng trần liên tiếp
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam