-
Những xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất trên Google trong năm 2024 -
Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội cao, thách thức lớn -
"Tắt sóng 2G", "thương mại hóa 5G", "sinh trắc học"... được bình chọn sự kiện ICT tiêu biểu -
Đấu giá khối băng tần "kim cương", giá khởi điểm 1.955 tỷ đồng -
Người dùng mạng xã hội phải cung cấp những thông tin cá nhân nào? -
Cách xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại từ ngày 25/12
Quang cảnh Hội thảo |
Mở đầu hội thảo, ông Phùng Phước Linh, Giám đốc sản phẩm và dịch vụ, HPE Việt Nam & Khối các thị trường tăng trưởng tại Châu Á, đã chia sẻ về tầm nhìn của HPE và lý do ra mắt HPE GreenLake. Đồng thời, ông Linh cũng chia sẻ những thành tựu HPE GreenLake đã đạt được trên toàn cầu với hơn 1.400 khách hàng đang sử dụng dịch vụ, tổng giá trị hợp đồng quý gần nhất đạt hơn 500 triệu USD, mở ra một tương lai tươi sáng khi triển khai dịch vụ tại Việt Nam.
Hành trình đám mây lai cùng HPE Việt Nam
Tiếp nối chương trình, ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc kỹ thuật HPE Việt Nam thu hút sự chú ý với nội dung chia sẻ về hành trình đám mây lai.
Theo ông Vinh, chúng ta đã trải qua hai giai đoạn bao gồm thu thập dữ liệu từ biên (edge-centric) và dịch chuyển lên cloud (cloud-enable). Tuy nhiên, vẫn còn tới 70% các ứng dụng đang chạy trên các nền tảng không phải public cloud, nằm phân tán ở biên hoặc trung tâm dữ liệu. Và lúc này, chúng ta đang bước sang giai đoạn tiếp theo - data-driven, tập trung vào trải nghiệm của khách hàng, thấu hiểu và biến dữ liệu thành giá trị. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tới nền tảng đám mây lai, thu thập và kiểm soát dữ liệu tập trung, nhanh chóng và nhất quán.
HPE đã nghiên cứu và đưa ra lộ trình chuyển đổi cho doanh nghiệp bao gồm: Xác định tầm nhìn chiến lược; Xây dựng kế hoạch thực hiện với sự đồng bộ tham gia của các phòng ban; Vận hành và đo lường; Tối ưu & mở rộng; Và cuối cùng là liên tục đổi mới, sáng tạo, tối ưu quy trình và trải nghiệm.
"Vậy HPE sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi lên cloud như thế nào? Dù dữ liệu của doanh nghiệp đang được lưu trữ ở đâu, trong trung tâm dữ liệu truyền thống, trên đám mây công cộng, trong container platform hay đám mây riêng, HPE đều có các giải pháp phù hợp cùng các đối tác chiến lược toàn cầu để doanh nghiệp có thể quản trị trên nền tảng thống nhất – HPE GreenLake", ông Vinh cho hay.
Tận dụng lợi thế đám mây lai với HPE GreenLake
Để các doanh nghiệp hiểu hơn về GreenLake và giá trị mà giải pháp mang lại cho doanh nghiệp, ông Pradeep Kumar, Giám đốc kinh doanh khối giải pháp GreenLake HPE Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục buổi hội thảo với nội dung: Tận dụng lợi thế đám mây với HPE GreenLake.
Mở đầu bài trình bày, ông Pradeep Kumar chia sẻ dữ liệu là nguồn sống của doanh nghiệp, và mô hình hoạt động hiện đại đòi hỏi dữ liệu cần được kết nối và hoạt động ở bất cứ đâu để cung cấp thông tin liên tục, làm giàu trải nghiệm, hỗ trợ việc ra quyết định. Nhưng thực tế đang đặt ra rất nhiều thách thức để doanh nghiệp áp dụng mô hình data-fist như tính linh hoạt và khả năng mở rộng, sự phức tạp của hệ thống hay khả năng dự đoán chi phí. Qua đó, ông cũng chia sẻ lý tưởng của HPE trong việc đưa trải nghiệm đám mây tới doanh nghiệp. Theo ông, khách hàng của chúng ta đang mong muốn trải nghiệm đám mây bất kể dữ liệu đang được lưu trữ ở đâu. Đó cũng là lý do vì sao HPE GreenLake ra đời.
HPE GreenLake cung cấp nền tảng dưới dạng dịch vụ và thiết lập cấu hình theo đơn đặt hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai dựa trên tài nguyên có sẵn, quản lý chi phí và dự báo năng lực chính xác và minh bạch. Với mô hình chi trả theo mức tiêu thụ thực tế, doanh nghiệp không còn lo lắng về chi phí trả trước lớn và dự phòng đắt đỏ quá mức, thay vào đó, chỉ cần chi trả cho những gì doanh nghiệp sử dụng.
Tới nay HPE GreenLake đã có khoảng 1.400 khách hàng, 900 đối tác sẵn sàng hợp tác bán hàng, trên 12 năm kinh nghiệm triển khai dưới dạng dịch vụ tại chỗ, và tự hào với 96% khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ.
Chuyển đổi doanh nghiệp linh hoạt với nền tảng Open Hybrid Cloud của Red Hat
Theo ông Việt Anh, chuyên gia giải pháp của Red Hat, để tối ưu trải nghiệm và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường thì 3 yếu tố quan trọng hàng đầu trong hệ thống của doanh nghiệp bao gồm tốc độ, tính ổn định và khả năng mở rộng. Đó cũng là lúc doanh nghiệp cần đến Hybrid Cloud.
Vì vậy, Red Hat đưa ra chiến lược Open Hybrid Cloud để giúp khách hàng triển khai toàn bộ các hệ thống CNTT từ xây dựng kiến trúc, phát triển và vận hành xuyên suốt tất cả các nền tảng từ public đến private cloud hay hệ thống IT truyền thống.
Nền tảng phần cứng HPE kết hợp với các phần mềm của Red Hat tạo nên giải pháp nền tảng Hybrid Cloud hoàn chỉnh và xuyên suốt cho phép quản lý tài nguyên của doanh nghiệp ở bất cứ đâu. Nếu ví như một tòa nhà, HPE sẽ là khối đế/nền móng, Red Hat Linux Enterprise tựa phần sụn, các giải pháp Red Hat Insight, Red Hat Smart Management góp củng cố vững chắc, cùng giải pháp chiến lược Red Hat Openshift, Red Hat Ansible Automation sẽ hoàn thiện toàn bộ kiến trúc tòa nhà.
dữ liệu tại chỗ
-
iPhone không viền: Khát vọng đổi mới của Apple -
"Tắt sóng 2G", "thương mại hóa 5G", "sinh trắc học"... được bình chọn sự kiện ICT tiêu biểu -
Telegram vượt mốc doanh thu 1 tỷ USD, lần đầu tiên báo lãi -
Đấu giá khối băng tần "kim cương", giá khởi điểm 1.955 tỷ đồng -
Từ 1/1/2025, tạm dừng giao dịch các tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học -
Người dùng mạng xã hội phải cung cấp những thông tin cá nhân nào? -
Khám phá iPhone 18 Pro: Camera đỉnh cao cho người yêu ảnh
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion