
-
Mặt bằng lãi suất sẽ giảm dần
-
Tỷ giá và lòng tin vào đồng tiền quốc gia
-
Tấp nập kế hoạch M&A, tăng vốn ngân hàng
-
Vàng giảm sâu phiên cuối tuần
-
BAOVIET Bank: Lợi nhuận năm 2022 tăng hơn 10%, thu từ dịch vụ tăng vọt -
Petrolimex sắp thoái vốn tại PG Bank, giá khởi điểm có thể từ 21.300 đồng/CP
![]() |
Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia tăng trưởng vượt bậc năm 2022, song lạm phát và lãi suất có thể tăng |
Yếu tố cản trở tăng trưởng vẫn còn, GDP tăng 6,2%
Trong báo cáo “Vietnam at a glance - Bước đi thận trọng” về kinh tế Việt Nam vừa được phát hành, HSBC cho rằng, Việt Nam đã có một khởi đầu tốt đẹp cho năm 2022 với GDP Quý 1/2022 tăng vững vàng ở mức 5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức kỳ vọng 4,7% của HSBC, nói lên một thông điệp rất rõ ràng: Việt Nam đã lấy lại đà phục hồi ổn định vững vàng. Nguyên nhân là động lực tăng trưởng bên ngoài đã tăng tốc trở lại. Không chỉ hưởng lợi từ chu kỳ công nghệ được kéo dài, các ngành trọng điểm khác cũng có kết quả rất tốt. Thêm nữa, tiêu dùng cá nhân tiếp tục phục hồi dù còn chậm.
Nhìn chung, đà phục hồi của Việt Nam trở nên ổn định trong Quý 1/2022 nhờ các trụ cột tăng trưởng bên trong và bên ngoài. Điểm sáng của năm 2022 chính là việc Việt Nam mở cửa lại biên giới chắc chắn sẽ thúc đẩy doanh thu ngành du lịch. Mặc dù vậy, thử thách vẫn còn đó, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt nhiên liệu toàn cầu. Vì vậy, gần đây, HSBC đã giảm dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam xuống 6,2% (trước đây là 6,5%) sau khi xem xét các trở ngại tăng trưởng, nhiều khả năng vẫn là một trong những quốc gia tăng trưởng vượt bậc trong khu vực.
Mặc dù tình hình có vẻ lạc quan, các yếu tố cản trở tăng trưởng vẫn còn đó. Cụ thể, Việt Nam đang gặp một loạt thách thức trong bối cảnh giá nhiên liệu thế giới tăng cao. Điều đó sẽ khiến chi phí nhiên liệu tăng, ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại của Việt Nam. Tình hình này sẽ khiến các chỉ số bên ngoài của Việt Nam bị thu hẹp, dẫn đến lần thâm hụt tài khoản vãng lai lần thứ hai liên tiếp. Trong khi đó, giá dầu tăng cao làm tăng chi phí sinh hoạt của người dân, làm chậm quá trình phục hồi tiêu dùng cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động bắt đầu có dấu hiệu phục hồi…
Tài khoản vãng lai bị thâm hụt, lạm phát tăng, NHNN sẽ phải thắt chặt tiền tệ
Theo HSBC, mặc dù xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ, thặng dư thương mại của Việt Nam trong Quý 1/2022 thu hẹp xuống mức tối thiểu 0,8 tỷ USD. Kết quả này không ngoài tầm dự đoán vì bản chất lĩnh vực sản xuất của Việt Nam luôn cần phải nhập khẩu nhiều. Thực tế, nhập khẩu tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và một nửa trong số đó là linh kiện điện tử.
Trong bối cảnh thiếu hụt nhiên liệu, giá nhiên liệu tăng cao là vấn đề thu hút sự quan tâm. Dữ liệu gần đây là minh chứng cho thấy xu hướng nhập khẩu dầu tăng cao sẽ còn tiếp diễn: chỉ tính riêng trong tháng 3 nhập khẩu dầu thô đã tăng gấp đôi còn nhập khẩu xăng tăng gấp bốn lần bức bình quân tháng cùng kỳ năm trước.
Cán cân thương mại bị thu hẹp lại khiến lợi thế tài khoản vãng lai của Việt Nam cũng giảm sút. Thực tế, Việt Nam ghi nhận thâm hụt tài khoản vãng lai 1,1% GDP năm 2021, lần thâm hụt đầu tiên trong vòng bốn năm.
Trước tác động do giá dầu thế giới tăng cao, HSBC dự báo Việt Nam sẽ có thêm một năm thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm 2022 mặc dù mức độ thâm hụt cũng khiêm tốn, chỉ khoảng 0,2% GDP. Xét những khó khăn bên ngoài, bộ phận FX của HSBC đã tăng nhẹ mức dự báo tỷ giá USD-VNĐ trong ngắn hạn nhưng mức dự báo đến cuối năm vẫn ở mức 22.800.
Bất chấp lượng kiều hối đổ về Việt Nam tăng mạnh, thặng dư thương mại nhỏ hơn đạt khoảng 5% GDP không đủ bù đắp cho thiếu hụt nguồn thu nhập chính và nguồn thu từ du lịch sụt giảm.
Về lạm phát, HSBC điều chỉnh dự báo lạm phát Việt Nam lên 3,7% trong năm 2022, vẫn dưới mức mục tiêu 4% của Ngân hàng Nhà nước. Điều may mắn là lạm phát của Việt Nam về cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát so với các thị trường mới nổi khác, xét bối cảnh giá thực phẩm và áp lực giá do nhu cầu về cơ bản đã được kiểm soát.
Mặc dù vậy, các chuyên gia phân tích HSBC cho rằng, rủi ro lạm phát gia tăng, dù là do cung, sẽ vẫn là dấu hiệu cho thấy cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Vì vậy, HSBC đã đẩy dự báo mức điều chỉnh tăng 50 điểm cơ sở lên Quý 3/2022 (trước đây dự báo Quý 4/2022), nhiều khả năng sẽ khiến lãi suất điều hành tăng lên 4,5% vào cuối năm 2022.

-
Ngân hàng phân chia thứ hạng; PG Bank sắp đổi chủ; hạ lãi suất chờ tháo nghẽn thanh khoản -
Vàng giảm sâu phiên cuối tuần -
Nợ xấu phân hóa mạnh giữa các ngân hàng -
BAOVIET Bank: Lợi nhuận năm 2022 tăng hơn 10%, thu từ dịch vụ tăng vọt -
Vì sao ngân hàng ghi lỗ từ đầu tư, kinh doanh chứng khoán? -
Petrolimex sắp thoái vốn tại PG Bank, giá khởi điểm có thể từ 21.300 đồng/CP -
Top 10 ông lớn ngân hàng “so găng” độ dày vốn, quy mô tổng tài sản
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)