-
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á
Tại MSF 2024, Sáng kiến công nghệ bao trùm (InclusiveTech Initiative) đã chính thức được công bố |
Chìa khóa mở tương lai
Xuất hiện tại Diễn đàn Đa phương năm 2024 (MSF 2024), do Samsung Việt Nam phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), với chiếc điện thoại Samsung Galaxy S24 Ultra trên tay, Ngô Thùy Anh - nhà lãnh đạo khởi nghiệp, là người được vinh danh trong danh sách Forbes Under 30 năm 2022, đã gọi đó là “bộ phận thứ 79” của cơ thể rất nhiều người.
“Thế giới này có 8,2 tỷ người, nhưng có đến 7,21 tỷ chiếc smartphone”, Ngô Thùy Anh nói và cho biết, cứ mỗi thập kỷ trôi qua lại xuất hiện thêm những tiến bộ vượt bậc mới về công nghệ.
Kể câu chuyện một vũ công đã nhảy và thực hiện những pha tung hứng rất khó bằng cánh tay giả của mình, hay chuyện Stephen Hawking - nhà vật lý nổi tiếng bị chứng xơ cứng teo cơ khiến ông không thể nói hay cử động cơ thể được, nhưng lại có thể “viết” và “nói” thông qua sự hỗ trợ của công nghệ, Ngô Thùy Anh nhấn mạnh: “Nhiều người đã làm được những điều tưởng như không thể thành có thể, thông qua bộ phận thứ 79, 80, 81, 82… Tất cả đều do công nghệ mang lại”.
Diễn đàn Đa phương (MSF) là sáng kiến do Samsung Việt Nam khởi xướng, nhằm tạo ra một nền tảng đối thoại giữa các bên liên quan trong và ngoài nước về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Từ năm 2018 đến nay, MSF đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn đại biểu và chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ, kinh tế, giáo dục và quản lý công, cùng chung tay hướng tới một Việt Nam phát triển bền vững.
Với bối cảnh thời đại chuyển đổi số đang diễn ra một cách mạnh mẽ, diễn đàn năm nay đã thảo luận về chủ đề phát triển con người và công nghệ hướng tới một xã hội bao trùm số.
Trong khi đó, với Nguyễn Hữu Khoa, Trưởng phòng Trách nhiệm xã hội của Samsung Việt Nam, công nghệ không chỉ là công cụ, mà còn là chìa khóa mở tương lai. “Samsung đang hướng đến một tương lai, nơi tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên, có cơ hội tiếp cận công nghệ để biến những giấc mơ thành hiện thực”, Nguyễn Hữu Khoa cho biết.
Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo được Chính phủ coi là chìa khóa để Việt Nam có thể “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” trong thời đại công nghiệp 4.0. Việt Nam cũng đang nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số, với các trụ cột chính là kinh tế số, chính phủ số và xã hội số. Tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Một trong những nhiệm vụ của Chiến lược là đảm bảo mục tiêu “Phát triển kỹ năng số, công dân số, văn hóa số theo hướng phổ cập kỹ thuật số toàn diện để hình thành nên một xã hội số công bằng và bao trùm, khơi dậy tiềm năng, sự tự hào Việt Nam và niềm tin của người dân trên không gian số”.
Chiến lược xây dựng một Việt Nam “bao trùm số” đã được bắt đầu từ đó. Đây là một chiến lược quan trọng mà theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, cần nỗ lực thúc đẩy. “Đã có rất nhiều tổ chức, cá nhân tích cực hành động để xây dựng một tương lai số bao trùm, để công nghệ phục vụ cuộc sống của tất cả mọi người, giúp mỗi cá nhân khai phá tiềm năng và hiện thực hóa ước mơ của mình”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Đánh giá cao việc Việt Nam, với một tầm nhìn năng động và sáng tạo, đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội để trở thành một quốc gia số hàng đầu, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho rằng, chuyển đổi số chỉ thực sự mang lại tiến bộ cho xã hội khi mọi người, đặc biệt là những cộng đồng dễ bị tổn thương, có thể tiếp cận và sử dụng công nghệ tiên tiến.
Ông Choi Joo Ho - Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam phát biểu tại sự kiện |
“Bao trùm số là nền tảng để Việt Nam trở thành một quốc gia thịnh vượng, công bằng và bền vững”, ông Choi Joo Ho nhấn mạnh và bày tỏ tin tưởng rằng, giá trị đích thực của công nghệ nằm ở khả năng trao quyền, truyền cảm hứng, kết nối con người và hiện thực hóa ước mơ của tất cả mọi người, không phân biệt xuất thân hay vị trí địa lý.
Thu hẹp khoảng cách số
Việt Nam muốn phát triển “bao trùm số”, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, khoảng cách số là không nhỏ. Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã nói về một khoảng cách số mà để thu hẹp là điều không dễ dàng. “Những nhóm người dân dễ bị tổn thương đang đứng trước nguy cơ tụt hậu hơn về kỹ năng số trong đời sống và công việc. Điều đáng lo ngại là vẫn còn một bộ phận lớn trong xã hội chưa được tiếp cận công nghệ số như người già, người khuyết tật, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, hay những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản trong việc sử dụng công nghệ số”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu thực tế.
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại sự kiện |
Điều này cũng được nhiều diễn giả nhấn mạnh tại các phiên thảo luận tại MSF 2024. Thậm chí, có thể, khoảng cách số sẽ càng lớn hơn trong thời gian tới. Bởi vậy, để hướng tới một Việt Nam bao trùm số, yếu tố tiên quyết là làm sao thu hẹp khoảng cách số.
Theo bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia cấp cao, Trưởng nhóm Phát triển số, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, hiện ở Việt Nam vẫn còn khoảng 3.000 - 4.000 thôn bản chưa tiếp cận với cả băng thông cố định; khoảng 800 thôn, bản chưa tiếp cận với băng thông di động.
“Dù Việt Nam đã làm rất tốt, nhưng vẫn cần tiếp tục xóa khoảng cách số giữa các vùng, miền, vùng sâu, vùng xa với khu vực đô thị, cũng như các khu vực có kinh tế - xã hội phát triển hơn”, bà Hương thẳng thắn.
Giải pháp được bà Hương đề xuất là đảm bảo độ bao phủ của hạ tầng, có chính sách để các đối tượng yếu thế cũng có thể tiếp cận công nghệ số, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng sự tham gia của nhóm yếu thế vào phát triển kinh tế số, hay chuyển đổi số nói chung.
“Sáng kiến hôm nay mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Samsung phối hợp tổ chức là một sáng kiến rất hay, cần được phát huy”, bà Hương nhận xét.
Có lẽ, không phải ngẫu nhiên mà MSF 2024 được tổ chức với chủ đề “Phát triển con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số”. Mục tiêu của MSF 2024 là thúc đẩy hợp tác đa phương và đổi mới sáng tạo thông qua các giải pháp công nghệ nhằm mở rộng khả năng tiếp cận, thu hẹp khoảng cách số, khai phóng tiềm năng con người, đặc biệt cho các nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương. Xa hơn, là thúc đẩy tầm nhìn bao trùm số, hướng tới một Việt Nam số hóa, nơi công nghệ phục vụ cuộc sống của mọi người, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Samsung chính là một trong những đơn vị tiên phong đưa ra sáng kiến này.
Trước đó, Samsung Việt Nam cũng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để góp phần thu hẹp khoảng cách số. Theo chia sẻ của ông Kim Yong Sup, Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam, đối với Samsung, bao trùm số không chỉ là cung cấp sự hỗ trợ, mà quan trọng là tạo ra một hệ sinh thái kỹ thuật số, nơi mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận và dễ dàng sử dụng các công nghệ. Theo đó, Samsung đã cung cấp cho thế hệ tương lai những công cụ và hỗ trợ tạo ra hệ sinh thái kỹ thuật số bằng cách xây dựng một cộng đồng năng động, lấy kỹ thuật số làm động lực.
Samsung tin rằng, thế hệ tương lai sẽ thích ứng rất nhanh với các công nghệ kỹ thuật số mới. Với những người ít có cơ hội tiếp cận công nghệ mới hơn, Samsung đã nỗ lực hỗ trợ những đối tượng này thông qua các chương trình đào tạo kỹ năng số đa dạng như Solve for Tomorrow, Trường học Hy vọng, Samsung Innovation Campus…
“Chúng tôi cung cấp miễn phí các công cụ công nghệ cho những đối tượng này. Những khoản đầu tư và hỗ trợ sẽ giúp thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số giữa các nhóm đối tượng khác nhau”, ông Kim Yong Sup chia sẻ.
Cũng theo ông Kim Yong Sup, khi được trang bị những kỹ năng này, các bạn trẻ có thể lan tỏa đến gia đình và cộng đồng xung quanh, từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số. “Samsung luôn theo đuổi tầm nhìn ‘con người kết nối công nghệ, kiến tạo tương lai’, vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp vào việc thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số thông qua nhiều hoạt động thiết thực”, ông Kim Yong Sup nhấn mạnh.
Hợp tác Hướng tới một Việt Nam “bao trùm số”
Nâng cao năng lực số, thu hẹp khoảng cách số, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự chung tay của cả xã hội, bao gồm cả các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo các dịch vụ và sản phẩm công nghệ được phát triển theo nhu cầu thực tế của người yếu thế.
“Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chúng tôi đã tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền nhiều cơ chế, chính sách, các chương trình, dự án để thúc đẩy chuyển đổi số, đảm bảo phát triển bền vững, công bằng”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết.
Các cơ quan Chính phủ đã sẵn sàng, điều còn lại là sự chung tay của các doanh nghiệp và xã hội, để làm sao xây dựng một Việt Nam bao trùm số.
Samsung luôn ủng hộ những nỗ lực để hiện thực hóa tầm nhìn này. Trong thời gian qua, Samsung thu hẹp khoảng cách số trên toàn cầu thông qua đầu tư vào con người, công nghệ, đổi mới sáng tạo và trách nhiệm xã hội. Đồng thời, thông qua việc phát triển các giải pháp thông minh cho chuỗi cung ứng, thúc đẩy công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục, cải tiến hệ thống quản trị hướng tới các mục tiêu ESG và CSR, Samsung đang nỗ lực để xây dựng một xã hội số bao trùm, nơi tất cả mọi người đều có cơ hội tham gia và phát triển.
“Samsung không chỉ tập trung vào sản xuất và phát triển công nghệ kỹ thuật số tại Việt Nam, mà còn tiếp tục tăng cường các hoạt động CSR để hỗ trợ Việt Nam trở thành một xã hội kỹ thuật số”, ông Kim Yong Sup bày tỏ.
“Hiến kế” cho Việt Nam, ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam lưu ý, cần chú trọng 3 lĩnh vực chính để thúc đẩy bao trùm số tại Việt Nam. Đó là đặt con người vào trung tâm của sự phát triển số; xây dựng hạ tầng dễ tiếp cận và nâng cao kỹ thuật số; cần có các đối tác.
“Để thúc đẩy đổi mới số, chúng tôi đang làm việc với các đối tác chủ chốt như NIC nhằm phát triển một hệ sinh thái bao trùm. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ củng cố hợp tác với các đối tác tư nhân như Samsung trên hành trình này”, ông Patrick Haverman nói.
Khi tất cả các bên đều nỗ lực, hành trình hướng tới một Việt Nam bao trùm số sẽ gần hơn. “Chúng ta hãy cùng nhau hình dung về một tương lai, nơi công nghệ số trở thành chất xúc tác mạnh mẽ cho sự thay đổi, tạo ra cơ hội phát triển và đổi mới, hiện thực hóa hy vọng của mọi công dân Việt Nam. Hãy cùng nhau tạo nên một tương lai số bao trùm, bền vững, lấy con người làm trọng tâm”, ông Choi Joo Ho nhấn mạnh.
-
Apple sắp dừng bán iPhone SE 3 và iPhone 14 tại châu Âu -
“Vũ khí” trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ -
Cảnh báo lừa đảo đầu tư trên các sàn giao dịch tiền ảo -
1 triệu ô tô tại Việt Nam dùng trợ lý ảo Kiki Auto -
Cảnh giác với hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm -
Những đổi mới đột phá đáng mong chờ trên iPhone 17 Air -
Người dùng Việt Nam thiệt hại khoảng 18.900 tỷ đồng do lừa đảo trực tuyến
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up