
-
Sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
-
Bộ Xây dựng đã giải ngân được 8.302 tỷ đồng, đạt 9,98% tổng kế hoạch năm 2025
-
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng tiếp nhận tàu trọng tải đến 160.000 DWT giảm tải
-
Long An ký kết 3 thỏa thuận hợp tác đầu tư với các đối tác Nhật Bản
-
Đề xuất phương án thanh toán cho 2 dự án BT giao thông tại Thái Nguyên -
TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
Cần phát triển thêm nguồn điện để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Trong ảnh: Nhà máy điện mặt trời của Trung Nam Group |
Nhu cầu lớn
Câu chuyện Vingroup mới đây đề xuất được thực hiện đầu tư 25.500 MW điện năng lượng tái tạo, với tổng mức đầu tư 25-30 tỷ USD, cùng 5.000 MW điện khí LNG quy mô 5,5 tỷ USD trong giai đoạn 2025-2030; sau đó, giai đoạn 2031-2035 sẽ tiếp tục đầu tư 27.000 MW nữa, đang thu hút mối quan tâm của nhiều người.
Cho rằng, đây là “một tín hiệu tích cực”, nhưng ông Trần Anh Thái, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần ATS cũng nêu ra các vấn đề cần giải quyết tổng thể để hấp dẫn nhà đầu tư nói chung vào ngành điện.
Đó là, thể chế chính sách phải phù hợp, dài hạn và ổn định vì đầu tư cho ngành điện là đắt, thời gian xây dựng lâu và thu hồi vốn chậm; nhân lực phải có chuyên ngành; cần có đủ vốn và lựa chọn công nghệ phù hợp.
Chuyên gia này cũng cho hay, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) vừa đưa vào vận hành trang trại điện mặt trời quy mô 2 GW với giá bán điện chỉ 1,32 UScent/kWh và đang triển khai cả hệ thống pin lưu trữ nhằm đảm bảo công suất 1 GW trong suốt 24/7.
Với xu thế năng lượng tái tạo đang chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong hệ thống điện của nhiều nước, việc nghiên cứu rõ để lý giải được về mức giá bán điện nói trên cũng là chìa khóa rất quan trọng trong thu hút vốn vào ngành điện thời gian tới, nhất là khi có nhiều “ông lớn” vẫn quan tâm lĩnh vực này như Vingroup với đề xuất nói trên.
“Thiết bị điện mặt trời hơn 80% sẽ đến từ Trung Quốc như nhiều dự án tại Việt Nam, nhưng nhân công và vật liệu địa phương tại UAE chắc chắn đắt hơn. Câu hỏi cần được đặt lên bàn các chủ đầu tư, tổ chức tài chính và các nhà quản lý hoạch định chính sách ở đây là yếu tố nào khiến giá bán điện của dự án điện mặt trời tại UAE chỉ 1,32 UScent/kWh. Từ đó để trả lời câu hỏi giá mua năng lượng tái tạo ở Việt Nam nên thế nào và để đạt được mức đó thì Nhà nước cần làm gì, chủ đầu tư làm gì”, ông Thái nói.
Hiện trong Dự thảo Đề án Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy mô vốn đầu tư cho ngành điện được nhắc tới với những con số không hề nhỏ.
Theo đó, ở kịch bản cơ sở, với mức tăng trưởng GDP hàng năm 7-8%, nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2026-2030 cho cả nguồn điện và lưới điện truyền tải dự kiến là 136,3 tỷ USD. Như vậy, trung bình mỗi năm cần đầu tư khoảng 27,3 tỷ USD.
Ở kịch bản cao, tổng vốn đầu tư dự kiến cao hơn kịch bản cơ sở 1,34 lần, tức là trung bình cần đầu tư khoảng 36,5 tỷ USD/năm cho giai đoạn 2026-2030.
Ở kịch bản cao đặc biệt, tổng vốn đầu tư cho ngành điện được tính toán cao hơn kịch bản cơ sở 1,49 lần, tương đương cần khoảng 40,7 tỷ USD/năm cho giai đoạn 2026-2030.
Những con số này là thách thức không hề nhỏ trong thu hút các nguồn lực, đòi hỏi phải có các giải pháp toàn diện, dài hơi, ổn định và đủ hấp dẫn để mọi thành phần kinh tế đầu tư nguồn và lưới điện.
Cần đảm bảo cao
Trong giai đoạn 2017-2020 đã có khoảng 13 tỷ USD, chủ yếu đến từ khu vực tư nhân, đổ vào mảng năng lượng tái tạo tại Việt Nam khi có giá mua bán điện cố định (FIT) ở mức hấp dẫn.
Tại Dự thảo Đề án Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam tới năm 2030 cũng thống kê, giai đoạn 2011-2015 đã có khoảng 139.000 tỷ đồng chảy vào ngành điện nhờ nhiều biện pháp huy động vốn từ khu vực ngoài nhà nước được triển khai như đầu tư theo hình thức BOT, tư nhân đầu tư thủy điện nhỏ, tham gia thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế.
Ngay tại Hội nghị Quỹ đầu tư và Đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam vừa diễn ra ngày 28/3, đại diện Tập đoàn Phát triển hạ tầng tư nhân (PIDG) cũng cho rằng, Chính phủ không thể là nguồn tài trợ duy nhất cho hạ tầng. Khối tư nhân cần được huy động để hỗ trợ cả phát triển và đầu tư vào hạ tầng.
“Nhà đầu tư nước ngoài xem Việt Nam là điểm đến hấp dẫn để kinh doanh trong khu vực. Điều này nên được tận dụng; cần đảm bảo các quy định rõ ràng và khuyến khích nhằm thúc đẩy FDI. Các nhà phát triển nội địa và doanh nghiệp cần được khuyến khích bằng mức lợi tức hấp dẫn phản ánh rủi ro, cùng với các quy định có quy mô hỗ trợ rộng hơn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững”, ông Denesh Srishanker, Giám đốc toàn cầu của PIDG nhận xét.
Tuy nhiên, hiện các nhà đầu tư phải đối mặt với thực tế là không có giá FIT, mà chỉ có khung giá cho các dự án năng lượng tái tạo. Nhưng nhìn vào thực tế đàm phán giá của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp từ khi có khung giá ban hành (tháng 1/2023) tới nay, mà vẫn chưa ký được Hợp đồng mua bán điện (PPA) chính thức thì thấy rõ đường còn xa.
Ở các dự án nguồn điện lớn, việc Chính phủ không bảo lãnh vay vốn cho các dự án điện độc lập khiến cho PPA trở thành tài liệu quan trọng để thực hiện thu xếp vốn triển khai.
Nhưng do hiện nay, Bên mua điện không cam kết Qc (sản lượng điện năng thanh toán theo giá hợp đồng) ở mức nhà đầu tư mong đợi, dẫn đến bên cho vay đánh giá dự án không đảm bảo được dòng tiền thanh toán, khiến công tác thu xếp vốn gặp rất nhiều khó khăn, tăng chi phí vay, chậm tiến độ giải ngân khoản vay và đặc biệt làm chậm tiến độ dự án.
Ở nguồn vốn nước ngoài, thủ tục phê duyệt dự án vay vốn ODA/vốn vay ưu đãi nước ngoài hoặc khoản vay được Chính phủ bảo lãnh rất phức tạp. Đối với nguồn vốn vay nước ngoài theo hình thức tự vay tự trả thì quy trình phê duyệt, thẩm định phức tạp (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước như EVN).
Bên cạnh đó, do hệ số tín nhiệm của các doanh nghiệp trong ngành điện chưa đạt mức “đầu tư”, nên chưa thể vay vốn nước ngoài với lãi suất ưu đãi và trong thời gian dài.

-
Sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
-
Bộ Xây dựng đã giải ngân được 8.302 tỷ đồng, đạt 9,98% tổng kế hoạch năm 2025
-
Hà Nội đầu tư hơn 63 tỷ đồng cải tạo Nhà tập luyện và thi đấu bắn súng
-
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng tiếp nhận tàu trọng tải đến 160.000 DWT giảm tải
-
Long An ký kết 3 thỏa thuận hợp tác đầu tư với các đối tác Nhật Bản -
Đề xuất phương án thanh toán cho 2 dự án BT giao thông tại Thái Nguyên -
TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2 -
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ khởi công, xây dựng 43 cụm công nghiệp -
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá -
Kosy đề xuất đầu tư khu đô thị 257 ha tại Bình Chánh, TP.HCM -
TP.HCM giao đầu mối thực hiện 7 tuyến đường sắt đô thị
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics