
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
Theo HoSE, tổ chức niêm yết này đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. HoSE hoặc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xem xét cần thiết phải huỷ niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo Nghị định số 58/2012.
Theo Thông tư số 155/2015/TT– BTC ngày 06/10/2016, công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhưng không vượt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Đến thời điểm tháng 06/2020, Hùng Vương vẫn chưa thực hiện tốt việc công bố thông tin đối với Báo cáo kiểm toán cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2019 và Báo cáo tài chính tự lập của quý I/2020.
Sau 3 lần bị nhắc nhở về việc chậm nộp Báo cáo tài chính quý I/2020, ban lãnh đạo Hùng Vương lý giải, đây là một tình huống bất khả kháng mà ban giám đốc công ty không hề mong muốn.
Như trong các công văn mà Hùng Vương đã công bố trước đó, hoạt động của công ty từ đầu năm đến nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng nhiễm mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cộng thêm các ảnh hưởng trực tiếp cũng như tác hại dây chuyền gây ra do đại dịch Covid-19.
Hùng Vương có quy mô gồm 20 công ty con và liên kết, phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp, Báo cáo tài chính hợp nhất, đồng thời công ty con của Hùng Vương cũng phải lập Báo cáo tài chính quý.
Cùng với đó, số lượng nhân sự kế toán và thống kê của công ty đang thiếu hụt do 1 số đã nghỉ hoặc chuyển công tác qua các công ty mới trong thời gian cách ly xã hội từ tháng 04/2020 nên làm gián đoạn việc cung cấp số liệu cho công tác hợp nhất Báo cáo tài chính.
Ngoài ra, thư xác nhận công nợ từ nước ngoài cũng chậm trễ nên phía công ty kiểm toán chưa đủ cơ sở để phát hành Báo cáo tài chính đã kiểm toán của kỳ chuyển tiếp 01/10/2019-31/12/2019.
Với các đặc điểm trên, Hùng Vương không thể hoàn thành việc công bố Báo cáo tài chính đã kiểm toán của kỳ chuyển tiếp 01/10/2019-31/12/2019 và Báo cáo tài chính quýI/2020 (kỳ 01/01/2020 – 31/03/2020) trong thời hạn theo quy định.
Hùng Vương từ tiền thân là Công ty TNHH Hùng Vương, hoạt động từ năm 2003 tại khu Công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang với vốn điều lệ ban đầu là 32 tỷ đồng.
Đến năm 2007, Hùng Vương chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần và 2 năm sau đó, gần 60 triệu cổ phiếu HVG chính thức giao dịch trên sàn HoSE với giá niêm yết là 50.000 đồng/cp.
Hiện, số lượng cổ phiếu HVG đạt hơn 227 triệu đơn vị, giá cổ phiếu chốt phiên ngày 29/07 là 5.400 đồng/cp.
Năm 2020, Hùng Vương đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2020 lần lượt là 11.500 tỷ đồng và 350 tỷ đồng cũng như không chia cổ tức vì còn lỗ luỹ kế.

-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán -
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế