Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
IMF hạ dự báo kinh tế toàn cầu năm 2020
Lê Quân - 25/06/2020 09:42
 
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) điều chỉnh dự báo kinh tế toàn cầu suy giảm 4,9% trong năm 2020, thay vì 3% công bố hồi tháng 4.
IMF hạ dự báo các nền kinh tế lớn có thể suy giảm 8% trong năm 2020. Ảnh: AFP
IMF hạ dự báo các nền kinh tế lớn có thể suy giảm 8% trong năm 2020. Ảnh: AFP

IMF cũng dự báo các nền kinh tế phát triển có thể suy giảm 8% trong năm 2020. Tổ chức này đánh giá, hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng các biện pháp phong tỏa chống dịch Covid-19 từ tháng 3 và nhiều quốc gia đang phát đi những tín hiệu tích cực khi số người lao động trở lại làm việc tăng lên và các hoạt động kinh tế dần ổn định.

Đại dịch Covid-19 khiến các hoạt động kinh tế bị đóng băng là cú sốc lớn đối với thị trường lao động toàn cầu, IMF khẳng định trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới công bố hôm 24/6, trong đó tập trung phân tích sức khỏe của 189 nền kinh tế. Tổ chức này dự báo, số lao động thất nghiệp trên toàn cầu (lao động toàn thời gian) có thể tăng tới 300 triệu trong quý II/2020.

Dù mức suy giảm của nền kinh tế toàn cầu có vẻ tồi tệ hơn nhiều so với bất kỳ biến cố kinh tế nào sau Đại khủng hoảng (1930) bởi giai đoạn này ghi nhận nền kinh tế toàn cầu lao dốc tới 10% trong vòng 3 năm, cao gấp đôi so với mức suy giảm 4,9 được dự báo trong năm 2020. Cũng trong Đại khủng hoảng, các nền kinh tế phát triển suy giảm tới 16%, gấp 2 lần so với mức 8% được dự báo cho năm nay.

Mỹ là một trong những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Theo IMF, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể suy giảm tới 8% trong năm 2020, còn Mexico sẽ hứng chịu mức suy giảm kinh tế tới 10,5%, theo sau là EU và Anh ước giảm 10,2%, Brazil (9,1%). Trung Quốc có thể là nền kinh tế lớn duy nhất đạt tăng trưởng trong năm 2020 với mức tăng khoảng 1%.

Dự báo của IMF về nền kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế lớn trên thế giới bi quan hơn so với Ngân hàng Thế giới (WB), nhưng 2 tổ chức này đều chung nhận định rằng Covid-19 khiến các nền kinh tế trên thế giới suy giảm nghiêm trọng trong năm 2020 và dần phục hồi vào năm 2021.

Các quốc gia trên thế giới cần tiếp tục duy trì các biện pháp đối phó dịch Covid-19, ngay cả việc áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ chưa từng có tiền lệ, IMF khuyến cáo.

Bloomberg: Kinh tế toàn cầu có thể tổn thất đến 160 tỷ USD vì dịch bệnh do virus Corona mới (nCoV)
Bloomberg nhận định, nền kinh tế toàn cầu có thể chịu tổn thất lên đến 160 tỷ USD vì ảnh hưởng của dịch bệnh do virus corona gây ra.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư