-
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025
Đây là thông tin được Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva chia sẻ với báo chí ngày 10/1.
Bà Georgieva đánh giá nền kinh tế Mỹ đang hoạt động "tốt hơn nhiều" so với dự kiến, mặc dù có sự không chắc chắn cao xung quanh các chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump, điều này đang làm gia tăng thêm những trở ngại đối với nền kinh tế toàn cầu và đẩy lãi suất dài hạn lên cao hơn.
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh: AFP |
Tổng giám đốc IMF cho rằng, với lạm phát đang tiến gần hơn đến mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và dữ liệu cho thấy thị trường lao động ổn định, Fed có thể đủ khả năng chờ thêm dữ liệu trước khi thực hiện thêm các đợt cắt giảm lãi suất.
Nhìn chung, lãi suất dự kiến của Fed sẽ duy trì "ở mức cao hơn một chút trong một thời gian khá dài", đại diện IMF lưu ý.
IMF sẽ công bố bản cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu vào ngày 17/1, chỉ vài ngày trước khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ ở nhiệm kỳ thứ hai. Bình luận của bà Georgieva là dấu hiệu đầu tiên trong năm nay cho thấy IMF đang điều chỉnh triển vọng toàn cầu, nhưng bà không đưa ra dự báo chi tiết nào.
Vào tháng 10/2024, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 cho Mỹ, Brazil và Vương quốc Anh nhưng lại cắt giảm dự báo tăng trưởng đối với Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực Eurozone, với lý do rủi ro từ các cuộc chiến thương mại mới tiềm ẩn, xung đột vũ trang và chính sách tiền tệ chặt chẽ.
Vào thời điểm đó, IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 ở mức 3,2% như đã dự đoán vào tháng 7 và hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu 3,2% vào năm 2025 xuống 1/10 điểm phần trăm. Tổ chức này cũng cảnh báo rằng tăng trưởng trung hạn toàn cầu sẽ giảm xuống còn 3,1% trong 5 năm, thấp hơn nhiều so với xu hướng trước đại dịch Covid-19.
"Không có gì ngạc nhiên khi xét đến quy mô và vai trò của nền kinh tế Mỹ, có sự quan tâm lớn trên toàn cầu đối với các định hướng chính sách của chính quyền sắp tới, đặc biệt là về thuế quan, thuế, bãi bỏ quy định và hiệu quả của chính phủ", Tổng giám đốc IMF cho biết.
Đại diện IMF cho rằng "rất bất thường" khi sự bất ổn này được thể hiện qua lãi suất dài hạn cao hơn mặc dù lãi suất ngắn hạn đã giảm, một xu hướng chưa từng thấy trong lịch sử gần đây.
IMF nhận thấy các xu hướng tăng trưởng khác nhau giữa các khu vực, trong đó tăng trưởng được dự báo sẽ đình trệ phần nào ở Liên minh châu Âu và suy yếu "một chút" ở Ấn Độ, trong khi Brazil đối mặt với lạm phát cao hơn một chút, theo bà Georgieva.
Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, IMF nhận thấy áp lực giảm phát và những thách thức liên tục đối với nhu cầu trong nước.
Tổng giám đốc IMF cho biết các quốc gia thu nhập thấp, mặc dù có những nỗ lực cải cách, đang ở trong tình thế mà bất kỳ cú sốc mới nào cũng sẽ tác động "khá tiêu cực" đến họ.
Bà Georgieva cũng lưu ý rằng việc đưa lãi suất cao hơn cần thiết để chống lạm phát đã không đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái, nhưng diễn biến lạm phát toàn phần lại khác nhau, điều này có nghĩa là các ngân hàng trung ương cần theo dõi cẩn thận dữ liệu nền kinh tế sở tại.
Đại diện IMF cho rằng hầu hết các quốc gia cần cắt giảm chi tiêu tài chính sau khi chi tiêu nhiều trong đại dịch Covid-19 và áp dụng các cải cách để thúc đẩy tăng trưởng theo cách bền vững. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, điều này có thể được các nước thực hiện trong khi vẫn bảo vệ triển vọng tăng trưởng của họ.
-
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm -
Châu Á gặp thách thức lớn khi đồng đô la Mỹ mạnh lên -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam